Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Sn1g


Nhớ ngày xưa đứng bên ao
Khỏa chân làm sóng dạt dào sang em
Tay em như búp hoa mềm
Mở ra đón sóng như tìm lòng nhau.
Cầu ao mỗi sáng rửa rau
em chao sóng nước làm cầu ngã nghiêng
nghiêng mình khuyếnh khoáng làm duyên
nhìn đôi má lúm đồng tiền ... anh say
ước gì tay nắm được tay
để giờ tiếc tháng năm dài mất em !?
Giờ nhìn dòng nước nghiêng chao
Nhớ ngày xưa ấy có nhau những chiều
Giờ anh biệt bóng chim di
Em về nhặt lại chút gì... vu vơ
 Xưa anh đứng khỏa bên ao
Vì ao nhỏ quá, sóng trào sang em
Tưởng đâu em- búp hoa hiền
Nào ngờ dội sóng cho mềm lòng anh
 Chiều buông em đứng cầu ao
Sóng tình vụng dại thấm vào hồn anh
Hương thầm gợn sóng mỏng manh
Giao thoa lưỡng sóng trọn dành mùa yêu
 

Nhìn theo bóng nước bờ xa
Ước gì cùng ngắm trăng tà chênh vênh
Nhìn theo sóng nổi lênh đênh
Nhớ về ngày ấy buồn tênh tháng ngày!

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

MỘT GIỜ KHÔNG CÓ ĐIỆN

MỘT GIỜ KHÔNG CÓ ĐIỆN



Buổi sáng một ngày thường.
Khu vực này, ngày thường cũng như ngày cuối tuần, chẳng gì khác. Vẫn yên tĩnh. Hiếm khi thấy người qua lại. Chim, quạ là khách vãng lai thường xuyên nơi những cội cây và bãi cỏ trước sân. Nắng mai chưa xuyên thủng được màn sương lạnh nên trời hãy còn mờ mờ.
Một ly cà-phê nóng, uống chậm vào buổi sáng. Cà-phê này được pha trong một cái cốc có quai (mug), đặt trên một cái lò hâm nhỏ vừa vặn đáy cốc (mug warmer) để có thể nhâm nhi, uống lai rai mà nóng hoài. Thật là thú vị với bàn viết nơi cửa sổ hướng ra sân trước. Ngồi xuống, mở máy ra: thế giới ảo được trình hiện ngay trước mắt, trong một khung chữ nhật với diện tích khiêm tốn. Và đàng sau thế giới này là khung chữ nhật lớn hơn, trong suốt, mở ra một vườn cảnh nhân tạo, nhưng khá hữu tình. Thế giới ảo, thế giới thật, qua hai khung chữ nhật này, xem ra cũng chẳng khác nhau mấy về bản chất.
Vừa uống cà-phê, vừa đọc bài vở trên mạng. Bất chợt, điện cúp. Thế giới màu sắc từ khung chữ nhật nhỏ nhanh chóng biến mất, để lại một màu tối sầm vô tri. Ái chà, điện cúp! Lòng dấy lên chút bực bội, chút lo âu. Bực bội vì đang đọc một bài viết khá quan trọng mà bị đứt ngang, chẳng biết khi có điện trở lại có thể nhớ mà tìm ra được bài ấy hay không. Lo âu là không biết điện sẽ cúp bao lâu. Mười năm ở khu này, hình như điện chỉ cúp một vài lần, mỗi lần khoảng nửa giờ đồng hồ.
Rời khỏi bàn viết, đi vòng các phòng, bật các công tắc điện lên: chẳng đèn nào sáng cả. Đúng là cúp điện cả nhà. Lại đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài, hướng về mấy cửa sổ của các nhà hàng xóm đối diện, cách nhau một khoảnh vườn. Mắt cận thị không mang kiếng, chẳng nhìn thấy chi. Vả lại, buổi sáng giờ này, đâu có nhà nào bật đèn, làm sao biết được điện của họ có bị cúp hay không! Bước ra sân sau, mở hộp cầu giao điện, bật tắt hết, rồi bật ngược lại. Vào nhà, cũng không thấy điện lên. Vậy thì đúng là cúp điện toàn khu vực. Đành chịu thôi. Không làm gì được. Nguyên các dãy nhà ở vùng này đều sử dụng điện cho các hệ thống bếp lò, máy sưởi, máy lạnh… Điện mà cúp thì xem như đời sống ngưng đọng, chẳng có thứ âm thanh hay hình ảnh sống động nào trong nhà có thể phát ra, di chuyển hoặc tỏa sáng. Cái tủ lạnh ở nhà bếp kêu rè rè suốt mười năm, phút này mới chịu im lặng.
Thói quen của một người ăn ít, ngủ ít, làm việc nhiều, không cho phép ngồi im mà bó tay, bỏ phí thời giờ, liền tính ngay chuyện thay quần áo, ra xe lái một vòng, có thể đến gặp một người bạn, hoặc ra phố mua vài món cần thiết, hoặc vào tiệm sách báo xem có gì mới không… Chợt nhớ lại cái cửa ga-ra cũng dùng điện! Điện đã cúp rồi thì làm sao lái xe ra khỏi ga-ra được. Đây là loại cửa được cuốn lên bằng các bánh xe nhỏ chạy theo đường ray (rail), chẳng biết khi điện cúp có thể dùng tay kéo cửa lên được không, chưa bao giờ thử cách này; mà dù có được đi nữa, khi xe ra ngoài rồi, làm sao mà khóa cửa ga-ra? rồi khi lái xe quay về, có mở cửa ra được không nữa! Ôi, thật là phiền! Thì thôi, khỏi đi đâu là yên chuyện.
Quay trở về với bàn viết. Ngồi thừ ra một chặp, rồi lại nghĩ lan man chuyện khác, những chuyện thực tế sắp xảy ra… Chẳng hạn, chút nữa, giờ trưa đến, sẽ ăn gì đây? Lò điện không thể nấu. Khung hâm (microwave) không thể hâm. Xem như chuyện nấu và hâm các thứ thức ăn như cơm, canh, bánh burger, v.v… là  bất khả, vì các thứ này đều nằm trong tủ lạnh và ngăn đá! Thức ăn khô không nằm trong tủ lạnh có gì nhỉ? A, có mì gói Mama của Thái! Loại mì này đã được người Việt tị nạn chiếu cố, rất khoái, trong thời gian còn ở Thái chờ đi định cư. Ủa, mà không có điện thì làm sao nấu mì! Đúng là lẩn thẩn.
Đứng ngồi không yên. Đi qua đi lại một lúc. Tất cả các phòng, các máy móc, đều im lặng và tối mù. Ngay cả cái điện thoại trên bàn cũng lặng câm, đèn báo lời nhắn của nó cũng tắt ngấm. Nhấc điện thoại lên chẳng nghe tiếng kêu o o. Điện thoại này là digital telephone (điện thoại hệ số), gắn với hệ thống giây cáp (cable), nên điện tắt thì hộp cable có găm điện cũng tắt, rồi hộp cầu dẫn (router) cũng tắt luôn. Sẽ chẳng ai liên lạc được qua điện thoại trong thời gian cúp điện. Mò tay vào túi, lôi ra cái điện thoại di động (cellular phone), mở nắp ra, thấy đèn và hình ảnh của nó hãy còn sáng (dĩ nhiên, nó có liên hệ gì đến chuyện cúp điện đâu chứ!). Ừ, hãy còn có nó, là thứ máy nhỏ nhất, tiện dụng nhất, còn sót lại trong căn nhà cúp điện này. Như vậy, phải biết là điện tử cao hơn điện một bậc nhé! Ủa, mà nếu không có điện thì cái điện thoại điện tử này có xài được không mà nói phách! Chẳng phải pin (battery) của nó cũng phải nhờ xạc điện hay sao!
Đến bên kệ sách, sờ cuốn này, cầm cuốn kia, lật vài trang cuốn nọ… Nhiều sách hay quá. Nhưng mà đọc sách trong không gian mờ mờ thiếu đèn điện và thiếu cả ánh sáng mặt trời: không hứng! Cho nên, không chọn cuốn nào. Thẫn thờ bước đến sofa, nằm dài, gối đầu lên hai tay nhìn trần nhà. Cuộc sống có vẻ ngưng tụ và chết đọng khi không có điện. Tất cả đều đi vào câm lặng và tăm tối.
Ồ, tại sao mình lại quá lệ thuộc vào điện và điện tử như thế! Dù cho cúp điện trọn ngày, trọn tuần hay trọn tháng, chẳng lẽ mình không sống được, không làm việc được hay sao? Huống gì chuyện cúp điện ở Mỹ, ngoại trừ những lúc gặp thiên tai bất thường, họa hoằn mới xảy ra và chỉ kéo dài cao nhất là một giờ đồng hồ. Một giờ đồng hồ không có điện, có gì mà hoảng lên thế!
Nhớ ngày còn bị tù, có nấu nướng gì đâu. Trại tù cho gì ăn nấy. Đồ thăm nuôi có mì gói, miến khô, đâu có lửa hay lò để nấu, cũng ăn được hết. Ngâm nước lạnh một hồi mì hay miến cũng nở ra. Không có nước để ngâm thì ăn khô cũng ngon như thường. Lên ghe vượt biển cũng thế. Ba ngày bốn đêm, nhịn đói, nhịn khát. Khi được chia nước thì chỉ được nửa chén mà còn nhường cho người khác nữa kia mà. Không lẽ sống lâu trong tiện nghi sẽ trở thành nô lệ của máy móc, điện, điện tử…? Không lẽ mình sẽ trở nên vô dụng, và một giờ một ngày của mình sẽ trở nên vô ích khi không có điện? Có thể nào không cần bất cứ thứ máy móc hiện đại nào trong vòng một ngày, một tuần hay không? Có thể lắm, có thể lắm.
Tắt luôn cái điện thoại di động. Duỗi thẳng hai chân, hai tay, trong tư thế thật buông thư. Thở nhẹ. Thật yên tĩnh. Thật yên tĩnh. Bất chợt khám phá một thứ âm thanh còn hoạt động trong nhà, đó là cái đồng hồ treo tường. Đứng dậy gỡ nó xuống, tháo cục pin ra. Trở lại, nằm. Còn gì nữa không? Còn thứ máy móc nào nữa không? Còn, còn một cái máy hoạt động, đó là não bộ của nhà ngươi. Nó hoạt động như cái máy, có gì khác chứ! Vậy thì tắt luôn. Empty your mind. Buông xả, buông xả tất cả. Giữ một cái tâm như hư không… Cũng không phải là “giữ” nữa. Không có cái chủ thể đang giữ hay kiểm soát cái đối tượng là tâm… Empty your emptied mind…
Tiếng của máy vi tính kêu tít lên một tiếng cho biết máy đã hoạt động trở lại. Có nghĩa là đã có điện. Có nghĩa là có thể đọc tin, viết bài, làm việc trở lại. Bây giờ là mấy giờ? Không biết. Đã nằm đây bao lâu? Có ngủ không? Không biết. Bây giờ có cần ngồi dậy đến ngồi vào bàn viết hay không? Có cần phải mở điện thoại di động trở lại không? Có lẽ không cần đâu. Muốn nằm đây thêm một lúc. Muốn điện cứ việc cúp thêm một vài giờ, hay một vài ngày, không sao cả.
Bên ngoài, nắng đã lùa vào cửa sổ. Một buổi sáng yên tĩnh, thật đẹp. Một cái đẹp tình cờ, không phải cầu mong mà có được. Mai sau, nếu có ngày nào đó lại cúp điện, không chắc là có được trở lại những phút giây yên tĩnh mênh mông như một giờ của ngày hôm nay.

(2009)

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

HÌNH ẢNH X-QUANG TRONG TẮC RUỘT NON

HÌNH ẢNH X-QUANG TRONG TẮC RUỘT NON

Các hình ảnh X-quang sau đây có thể giúp ích trong việc đưa rachẩn đoán tắc ruột non:
-Trong tắc hoàn toàn, các quai ruột non trướng lên trong vòng 3-5 giờ.
-Khi đường kính ruột lớn hơn 3 cm thường liên quan đến tắc nghẽn,khí và chất lỏng có trong các quai ruột trướng này có thể giống hoặc khác với khí và chất lỏng có trong ổ bụng.
-Trước đây,khí và dịch ở những độ cao khác nhau được chẩn đoán là tắc ruột cơ học, trong khi khí và dịch ở cùng một chiều cao nhiều khả năng là liệt ruột, tuy nhiên những kết quả này không còn được coi là dấu hiệu đáng tin cậy.
-Sự khác nhau thường do kích thước của quai ruột gần vị trí tắc nghẽn và kích thước của quai ruột xa vị trí tắc nghẽn-quai ruột rỗng, khẩu kính bình thường.
-Trong tắc nghẽn lâu dài, ruột non giãn nở có thể bắt chước một đại tràng giãn, để phân biệt cần xác định manh tràng-thường có khẩu kính bình thường trong giai đoạn đầu của tắc ruột non, tuy nhiên theo thời gian, đại tràng có thể trống rỗng hoàn toàn và trở nên khó để nhận biết.
-Khi phình to, quai ruột non thường ở trung tâm của bụng.
-Với tắc gần gốc hỗng tràng, khí và dịch thường nằm trong dạ dày trừ khi bệnh nhân đã nôn ra.
-Đôi khi, 1 hoặc 2 quai ruột non phình to có thể được thấy ở góc phần tư trái trên.
-Các tắc nghẽn thấp hơn,khí và dịch ở những độ cao khác nhaucho thấy các giai đoạn của tắc nghẽn.
-Với các bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, quai ruột chứa đầy dịch nằm phía sau và quai ruột chứa đầy khí nâng lên phía trước trên.
-Với bệnh nhân chướng bụng, quai ruột chứa đầy khí được quan sát thấy ở phần trên của bụng.
-Khi quai ruột phình to chứa đầy dịch, đặc biệt là khi tắcđoạn giữa và xa của ruột non, có thể thấy xuất hiện khốimềm kéo dài.
-Các nếp niêm mạc ruột (xem hình dưới đây) thường cách nhau khoảng 1-4 mm, tuy nhiên, khoảng cách này thì lớn hơn trong trướng ruột non.

clip_image002
X-quang vùng bụng của một BN nữ 55 tuổi có các triệu chứng của tắc ruộtcho hình ảnhquai ruột non giãn kết hợp với nếp niêm mạcdày lên phù nề và một thoát vị bẹn nghẹt ở bên trái (mũi tên).

-Sự tăng hoạt động của nhu động ruột có thể làm tăng dấu “chuỗi-hạt” (xem hình dưới đây), trong đó các “hạt” đại diện cho khí bị mắc kẹt trong nếp niêm mạc

clip_image004
X-quang bụng của bụng của Bn nữ 69 tuổi có tắc nghẽn ruột non. X-quang cho thấy dấu hiệu của một chuỗi hạt (mũi tên)

-Ruột non có thể giãn ồ ạt nếu tắc nghẽn là mãn tính;thành ruột thường dày lên, như vậy là khoảng cách giữa khí trong lòng ruột non giữa các quai ruột liền kề tăng.
-Hầu hết thắt nghẹt ruột (75%) là do dính. Thắt nghẹt xảy ra khi một quai ruột không phải giải áp bằng các đoạn đuôi chứa khí và dịch. Tắc nghẽn này cho thấy hình ảnh một quai ruột non phình to hình chữ U. Quai ruột này có thể được cố định và không thay đổi vị trí theo thời gian. Dịch ngày càng tăng trong đoạn ruột thắt nghẽn và dấu hiệu hạt cà phê (một quai ruột chứa đầy khí) hoặc u giả (quai ruột chứa đầy dịch lỏng) có thể thấy.

-Sỏi ruột (xem những hình ảnh dưới đây) được đặc trưng bởi sự hiện diện của một hòn sỏi vôi hóa giữa miệng ống (thường ở đoạn cuối hồi tràng),có dấu hiệu của tắc ruột non trên X-quang và khí trong đường mật là kết quả của rò đường mật-tá tràng.
clip_image006
X-quang bụng thẳng của BN nữ 72 tuổi cho thấy các quai hỗng tràng phình to với các mức chất lỏng, khí. Khí nằm phủ gan và sỏi mật ở hố chậu phải (mũi tên) được ghi nhận. Các điều trên cho thấy một tắc ruột do sỏi mật.

clip_image008
X-quang có cản quang được thực hiện thông qua ống thông mũi dạ dày ở bệnh nhân với triệu chứng lâm sàng của tắc ruột nhưng trên X-quang bụngkhông sửa soạn không ghi nhận bất thườngKết quả cho thấy một sự thông nối giữa hố túi mật và tá tràng,các quai ruột giãn với các nếp gấp niêm mạc kéo dài. Mở bụng, tắc ruột sỏi mật được khẳng định.
X-quang có cản quang trong chẩn đoán tắc ruột

Có nhiều tranh cãi xung quanh việc dùng X-quang có cản quang trong việc chẩn đoán Bn nghi ngờ có tắc ruột non. Việc sử dụng chất cản quang tan trong nước (xem hình dưới đây), ion hoặc không ion, có những hạn chế vì nó chưa được pha loãng bằng dịch ruột. Kết quả là  làm cho việc chẩn đoán tắc ruột và việc tìm vị trí tắc gặp khó khăn. Chất cản quang chỉ nên được sử dụng khi không có triệu chứng của viêm màng bụng giả.

clip_image010
X-quang có cản quang cho thấy quai ruột non giãn nở, các nếp niêm mạcgiãn ra và chất cản quang hẹp dần, cuối cùng kết thúc như hình mỏ(chim)(mũi tên). Phẫu thuật cho thấy Bn bị tắc ruột non do di căn hạch mạc treo.

Một hoặc tất cả các dấu hiệu sau đây trên X quang có thể hỗ trợ trong chẩn đoán tắc ruột non:
-Thời gian di chuyển của chất cản quang so với bình thường lớn hơn 12 giờ thì có thể nghĩ đến tắc nghẽn cơ học.
-Khẩu kính ruột non thay đổ đột ngột ở vị trí tắc nghẽnvới đoạn gần ruột non bị giãn ra chứa đầy chất cản quang và đoạn xa thì bị xẹp lại.
-Dấu hiệu mỏ(chim) có thể được nhìn thấy tại vị trí tắc nghẽn cũng như là hình ảnh chất cản quang chảy nhỏ giọt qua khe hẹp.

-Sự cố định và xoắn ruột có thể nhìn thấy rõ ràng.
-Nếp niêm mạc giãn ra có thể nhìn thấy.

 Độ nhạy
Mặc dù độ nhạy của nó 50-66%, X quang vẫn là thủ thuật không xâm lấn hữu ích nhất trong chẩn đoán tắc ruột non. Khi phát hiện trên X-quangtrùng khớp với lâm sàng và cận lâm sàng thì một chẩn đoán tắc ruột non nên được đưa ra.

Dương tính giả – Âm tính giả
Phân biệt liệt ruột và tắc ruột non có thể rất khó, đặc biệt là trong giai đoạn phải mổ ngay lập tức. Cuối cùng, hầu hết các cản trở đường ruột đều có thể dẫn đến liệt ruột. Điều này có liên quan với thủng và viêm phúc mạc. Trong trường hợp này, khí có thể xuất hiện trong ruột non tắc nghẽn, hoặc nó có thể được giữ trong đại tràng, dẫn đến sự nhầm lẫn trong chẩn đoán. Ít hoặc không có không khí trong ruột non có thể dẫn đến chẩn đoán âm tính giả.
Phân biệt một tắc ruột đoạn gần, thoát vị Richter, một tắc ruột do sỏi mật thì khó khăn vì tất cả những trường hợp này thì giống nhau trên X-quang.
Trong tắc đai tràng, ruột non giãn nở có thể xảy ra nếu van hồi manh tràng được mở, điều này là một nguyên nhân của sự nhầm lẫn.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

circumferential resection margin CRM

Br J Surg. 2011 Apr;98(4):573-81. doi: 10.1002/bjs.7372. Epub 2011 Jan 25.

Effect of the circumferential resection margin on survival following rectal cancer surgery.

Source

Department of Surgery, North Tyneside General Hospital, North Shields, UK. s.b.kelly@ncl.ac.uk

Abstract

BACKGROUND:

The aim was to determine the effect of the circumferential resection margin (CRM) on overall survival following surgical excision of rectal cancer.

METHODS:

The effect of CRM on survival was examined by case mix-adjusted analysis of patients undergoing potentially curative excision of a rectal cancer between 1998 and 2002.

RESULTS:

Of 1896 patients, 1561 (82.3 per cent) had recorded data on the CRM. In 232 patients (14.9 per cent) tumour was found 1 mm or less from the CRM. In 370 patients (23.7 per cent) it was over 1 mm but no more than 5 mm from the CRM, and in 288 (18.4 per cent) it was over 5 mm but no more than 10 mm from the CRM. The remaining 671 patients (43.0 per cent) had a CRM exceeding 10 mm. Overall 5-year survival rates for these groups were 43.2, 51.7, 66.6 and 66.0 per cent respectively. Compared with patients with a CRM exceeding 10 mm, the adjusted risk of death was significantly increased for patients with a CRM of 1 mm or less (hazard ratio (HR) 1.61, P < 0.001) and those with a margin greater than 1 mm but no larger than 5 mm (HR 1.35, P = 0.005). There was no added risk for patients with tumour more than 5 mm but 10 mm or less from the CRM (HR 1.02, P = 0.873). The adverse effect of a CRM greater than 1 mm but no larger than 5 mm was found particularly in mid-rectal cancers.

CONCLUSION:

A predicted CRM of 5 mm or less on preoperative staging should be considered for neoadjuvant treatment.
Copyright © 2011 British Journal of Surgery Society Ltd. Published by John Wiley & Sons, Ltd.

WEB HAY:
http://www.medscape.org/viewarticle/567583

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Chợ chiều cuối chạp
TTCT - Nhà lúc ấy chỉ đủ ăn nên mẹ thường đi chợ chạp vào lúc muộn chiều. Vả lại ở quê cũng không cần mua sắm gì nhiều ngày tết. Chỉ cần đầy đặn mâm ngũ quả nơi bàn thờ gia tiên.
Mà người miệt đồng có đâu tiền nhiều mỗi cái mỗi mua. Gà vịt thì dự trù từ trước. Ngay con cá đồng cũng tính bụng sẽ có được từ vài đêm câu cắm. Củ quả thì đổi nhau với láng giềng là tươm tất được món mứt món dưa.

Mẹ đi chợ chạp cốt có được đôi dưa ở bàn thờ. Bến chợ đông cứng xuồng ghe. Loay hoay cũng chui được dưới gầm cầu Cái Sơn. Chợ năm nay bày hàng ở bến sông. Bến sông nay đã có bờ kè, không còn lo đất lở nữa. Lúc trước, chợ chạp dọn ở đường giữa. Nay đường là đường công viên, chỉ bày hàng hoa. Nơi đó rộng đủ chỗ cho làng hoa Sa Đéc.
Bộ mặt chợ muộn buồn làm sao. Người hết hàng sớm lăng xăng gom dọn. Nhưng cũng có người tiu nghỉu, đăm chiêu. Tiêu điều nhất là ở hàng hoa. Hoa thì người trồng tính đủ ngày đủ tháng nên mang về thì nặng, bỏ thì thương. Nhìn họ buồn xo.
Chiều chợ chạp muộn vậy mà còn một người bán mai cắt nhánh. Ông không quá đăm chiêu nhưng mai của ông buồn hay sao mà dợm rũ lá. Chợt nhớ góc vuông vườn nhỏ của ông Tư ở xóm. Lúc đầu ông Tư định trồng để làm rào, rồi bất chợt chúng thành mai cảnh. Mùa mai, góc vườn ông sáng vàng rực. Một năm nọ, ông cũng cắt nhánh hoa bán bớt. Nhưng cảm xúc lạc lõng của người bán mai giữa chợ chiều ba mươi làm ông chạnh lòng. Hoa ông mộc quá, mộc đến nao lòng, thanh cao và không là hoa vương giả, quá lẻ loi trong rừng hoa giữa chợ. Liệu người đàn ông kia có cùng tâm sự với ông không?
Chừng như không ai có được lựa chọn một góc đời theo ý mình. Như những gì còn lại ở chiều chợ chạp này, hẳn không ai muốn có một lỡ dở bán mua. Nên cứ có chút chạnh lòng ở một chợ chiều cuối chạp.
NGUYỄN QUANG HÒA (Đồng Tháp)
Tết của ôsin
Chị và tôi cùng chuyến tàu giáp tết. Tàu chợ, toa cuối, từng thùng hàng cao quá đầu người. Tôi sinh viên đi vé chui, giằng co được cái ghế nhựa ngồi gà gật. Chị nói ra thành phố làm ôsin, xin mãi chủ nhà mới cấp phép ba hôm, như thời chiến.
Chị vạch điện thoại, hai sim hai sóng, nói một sim của bà chủ, một của ông chủ. Bà chủ gọi nhắc cơm nước, giặt giũ, lau nhà, đón con, ngăn cấm người lạ. Ông chủ gọi nhắc về muộn, mở cổng, để ý con xe...
Làm hai tháng, bà chủ phong “một sao”, nghĩa là được cầm tiền tự lo liệu theo kế hoạch. Ba tháng ông chủ phong thẳng “bốn sao một vạch”, được phép làm mồi nhậu tiếp đãi khách quý.
Chị lại xòe tay khoe vòng lắc ngọc bích kể chiến công phát hiện ông chủ tăng ca golf, giảm giờ ở nhà với vợ. Từ đó bà chủ huấn luyện cách phát hiện mùi nước hoa, màu cà vạt, thắt lưng, nhãn hiệu giày... lạ hay quen.
Chị cười ngặt nói ôsin phải làm nhà hòa giải, giữ hạnh phúc cho người ta. Nhưng đời tréo ngoe buồn lắm. Chị về quê mà có nhà đâu. Thằng chả nhà chị cặp bồ rồi rước nó về ở ngon ơ.
NAM PHÚ

Mùi của hạnh phúc

Mùi của hạnh phúc
TTCT - 1. Mỗi người có mỗi mùi tết khác nhau. Mùi ở đây không chỉ cảm nhận lộ liễu qua khứu giác mà đó là mùi tổng hợp được từ tất cả các giác quan nhìn, nghe, sự nếm trải, cảm nhận trong cuộc đời.
Có người là mùi của nỗi buồn, sự dằn vặt, nỗi cô đơn; có người là mùi của nôn nao; có người là mùi của hạnh phúc, thậm chí có cả mùi của lòng thù hận tùy theo hoàn cảnh, sự việc, thời gian... Mùi tết thức dậy, cồn cào trong mỗi con người, đôi khi chỉ là rổ kiệu, miếng măng khô, lát mứt... Kỷ niệm tràn về, cảm xúc có khi không thắng lại được.


Ngày còn nhỏ, với tôi, mùi tết luôn là mùi gừng, mùi của ấm áp và có cả điều bí mật của sự tĩnh lặng. Quãng giữa tháng chạp mẹ tôi bắt đầu khệ nệ hết thau to đến thau nhỏ, hết xâm đến luộc rồi xả... và cuối cùng là công đoạn sên nước đường; hết gừng rồi đến bí, khoai lang, cà chua...
Tôi chẳng bao giờ biết được những ngày của tháng cuối cùng trong năm đó, đêm đêm ngồi một mình trăn trở những miếng mứt mẹ tôi đã nghĩ gì? Hết mứt rồi đến bánh. Đậu xanh, bánh thuẫn, bánh in... Phải gửi gắm vào đó biết bao tình thương yêu mẹ tôi mới có thể làm từng ấy công việc, trong yên lặng, chẳng phàn nàn điều gì. Hai mươi tháng chạp mẹ tôi lại trút măng ra ngâm nước.
Những miếng măng đầy đặn, đụt ngắn, cỡ lóng tay và mặt lưng phải không được có mắt. Măng phải đạt yêu cầu sao cho hầm đi hầm lại vẫn mềm, giòn, không rã. Mẹ tôi nói hầm măng là cả một quá trình đong đếm lòng kiên nhẫn và chịu khó. Luộc, xả, rồi luộc rồi xả... Trước khi luộc phải rửa sạch từng miếng măng.
Cái quy trình không có sách vở nào dạy cho biết đến bao lâu thì được mà chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm. Có thể đó là kinh nghiệm từ năm cũ hay từ nhiều năm trước, cũng không loại trừ kinh nghiệm từ thời bà tôi để lại. Tôi cũng không thể nào biết được mẹ tôi đã nghĩ gì trong những đêm khuya con cái đang học bài hay đã đi ngủ, chỉ mình bà ngồi yên lặng một mình dưới ánh đèn nhỏ tược từng miếng măng.
Ba tôi vốn là một người thích đãi đằng. Với tạng người gầy, tầm thước, ông không ăn được bao nhiêu nhưng cứ thích mẹ tôi làm nhiều thứ, phần để ông ơn nghĩa, phần để ông mời mọc bạn bè. Và như thế, mẹ tôi còn làm nhiều thứ như giò lụa, giò thủ, nem chua... tùy theo yêu cầu đặt ra của ông chồng có tính hào phóng.
Những thức ăn mùa tết thu hẹp dần mà có lẽ do tuổi tác càng nhiều khiến mẹ ngày càng ít làm và sau này ba tôi cũng bớt dần các khoản đãi đằng, cho tới ngày ông qua đời thì mẹ tôi chấm dứt hẳn những xoong to, nồi bé, chảo mứt, tràng bánh...
Thỉnh thoảng nhớ tết xưa, mẹ tôi hay chặc lưỡi, cả chục ký đường, cả chục cân thịt, ngày đi chợ mấy bận vẫn không nhớ để mua cho hết các thứ. Bây giờ mẹ có muốn cũng không làm nổi nữa con ơi!
2. Mùi tết đối với tôi còn là mùi khói, mùi lá mục, mùi đất, mùi sương sớm, mùi cao nguyên... Hơn hai mươi năm làm vợ, tôi chỉ làm dâu có mấy ngày tết. Mà đâu có phải làm dâu!
Khi chúng tôi về đến nhà chồng luôn là ngày cuối cùng của năm. Những cái bánh chưng đã ráo nước, những chùm nem, nồi măng, thịt kho... sắp sẵn trên bàn hay trong bếp chờ tết. Chưa kịp dòm ngó cho quen bếp của mẹ chồng có những gì thì sáng hôm sau đã là mùng một. Buổi sáng sớm khi chúng tôi còn nằm trong chăn dày thì mẹ chồng đã trở dậy lục đục sau nhà. Luôn là mùi khói lẻn vào tận mùng đánh thức tôi.
Tôi thích ngồi trên cái đòn nhỏ cạnh bà và khều lửa trong cái bếp kiềng ba chân để nghe tiếng nổ lách tách. Chúng tôi nói với nhau những chuyện tưởng như không có năm dài xa cách, như mới vừa đây thôi, cũng chuyện làng xóm trên, xóm dưới, chuyện mấy đứa nhỏ học hành...
Và khi mấy anh em trong nhà đủ mặt ở gian bếp thì mẹ chồng hay em dâu hay em chồng lại chuẩn bị cho một ngày đầu năm với các thứ mà mẹ chồng tôi đã lo tươm tất đâu đó bắt đầu từ giữa tháng chạp. Và tôi cũng chẳng bao giờ biết được trong những ngày tháng cuối cùng của năm đó, ngồi lau từng miếng lá chuối, thái từng miếng thịt, gói từng cái bánh, cũng một mình, lặng lẽ, mẹ chồng tôi đã nghĩ gì!
3. Mẹ chồng tôi giờ cũng đã cao tuổi lắm rồi nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe để cho những đứa con trở về có một cái tết ấm áp, không những thế còn có cái cho chúng mang đi. Năm rồi, tôi không về tết quê chồng. Nhìn những cái bánh chưng của mẹ chồng gởi xuống tôi muốn rớt nước mắt.
Còn đâu những cái bánh đầy đặn, vuông vức, vạm vỡ, vững chãi ngày tôi mới về làm dâu? Những cái bánh bây giờ nhỏ đến thương. Tôi hiểu, sức khỏe bà đã giảm sút đi nhiều lắm, gói mấy cái bánh chưng cho con cái có mùi tết với người ta là cố gắng quá mức rồi. Những đứa con của mẹ chồng tôi có người cũng đã gần sáu mươi. Liệu bà có trăm tuổi để có thể gói mãi cho chúng tôi những cái bánh chưng đầy tình thương yêu đó? Chẳng ai thoát khỏi quy luật của đời người!
Lặng lẽ làm công việc của người mẹ lo cho con cái có được mùi tết ấm áp, tôi lại nghĩ đến mẹ tôi và mẹ chồng tôi. Thời gian chẳng chừa một ai. Tôi muốn nói lời cảm ơn cuộc sống khi mình vẫn còn cảm nhận được mùi tết là mùi của hạnh phúc!