Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

KHÁNG THỂ TUYẾN GIÁP – GIÁ TRỊ LÂM SÀNG

KHÁNG THỂ TUYẾN GIÁP – GIÁ TRỊ LÂM SÀNG
Định lượng các kháng thể tuyến giáp là 1 phần trong việc xác định bệnh tuyến giáp, các kháng nguyên ở đây nằm trong tế bào biểu mô tuyến bao gồm: Tg - Thyroglobulin, TPO - Thyroid peroxidase, và TSHR - Thyrotropin receptor.
Bảng 1: kháng thể tuyến giáp

Kháng thể tuyến giáp (T-Abs: Thyroid Autoantibodies)
Kháng nguyên
Ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng
TPO
Xác định bệnh tuyến giáp tự miễn và các rối loạn chức năng tuyến giáp có nguồn gốc tự miễn, không những giúp chẩn đoán bệnh Hashimoto mà còn xuất hiện ở các AITD khác như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp sau đẻ. TPO cũng được tìm thấy ở các cá thể bình giáp, đây là yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển của rối loạn chức năng tuyến giáp. Nó cũng rất có ích với phụ nữ cố gắng mang thai và trước khi điều trị Amiodarone, Lithium, Interleukin 2 hoặc Interferon a
Tg
Kém hiệu quả hơn TPO-Ab trong quản lý AITD, có vai trò quan trọng trong quản lý bệnh nhân ung thư giáp, có thể dùng để thay thế cho xét nghiệm Tg ở những bệnh nhân này
TSHR
Có giá trị chẩn đoán Basedow ở bệnh nhân cường giáp. Được sử dụng như yếu tố tiên lượng tái phát sau điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH)
NIS
Anti – NIS còn gây tranh cãi và chưa được mô tả nhiều trên lâm sàng
Hormon giáp
Sự xuất hiện anti T3 hoặc anti T4 có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm hormon giáp bằng phương pháp miễn dịch, những kháng thể này là biến thể của anti -Tg
Ý nghĩa lâm sàng
TPO-Ab: xét nghiệm TPO-Ab dương tính giúp chẩn đoán bệnh tuyến giáp tự miễn, thường là bệnh Hashimoto thực sự hoặc sẽ xuất hiện
Tg-Ab: xét nghiệm Tg-Ab thường dương tính khi TPO-Ab dương tính và có ít giá trị lâm sàng hơn TPO-Ab trừ khi TPO-Ab âm tính. Vì sự xuất hiện của Tg trong huyết thanh nồng độ của Tg-Ab có xu hướng giảm và bị xác định sai. Lợi ích về lâm sàng của định lượng Tg-Ab là để xác định chính xác lượng Tg trong huyết thanh khi theo dõi bệnh nhân ung thư giáp (DTC –Differentiated thyroid cancer). Định lượng Tg -Ab cũng có thể ứng dụng với những vùng có thiếu hụt iod.
TSHR- Ab (TRAb gồm có hai loại TRAbs- TRAb kích thích và TRAbb-TRAb ức chế): xét nghiệm TSHR –Ab giúp chẩn đoán phân biệt bệnh Basedow với các trường hợp cường giáp khác. Độ nhạy của xét nghiệm TSHR- Ab bằng phương pháp sinh học là 62-81%, nhưng với thế hệ 2 là 90-95% cho những bệnh nhân chưa điều trị. Nhìn chung nồng độ TSHR Ab cao liên quan đến tình trạng nặng của bệnh như là bệnh nhân có tổn thương mắt, da hoặc bệnh nhân tái phát. Ngoài ra, TSHR- Ab được dùng để dự đoán rối loạn chức năng giáp bào thai và/hoặc sơ sinh ở phụ nữ có thai có tiền sử bị AITD. TSHR-Ab loại ức chế thụ thể cũng được tìm thấy ở bệnh nhân viêm giáp Hashimoto (15%) tuy nhiên không có lợi ích về mặt lâm sàng.
Ứng dụng thực hành
Viêm giáp Hashimoto
Chẩn đoán: TPO-Ab là kháng thể có độ nhạy cao nhất trong chẩn đoán AITD. Đặc biệt, sự xuất hiện TPO-Ab là biểu hiện bất thường đầu tiên trong tiến triển suy giáp thứ phát ở bệnh viêm giáp Hashimoto. TPO-Ab có thể được phát hiện rất nhiều năm trước khi bệnh khởi phát trên lâm sàng. Sự xuất hiện của TPO-Ab xác định những bệnh nhân sẽ tiến triển thành suy giáp khi mà TSH của họ vẫn trong giới hạn bình thường, do đó có mối liên quan giữa TSH và nồng độ TPO-Ab. Mặt khác, T-Abs dương tính đôi khi là tạm thời, và sẽ tự nhiên biến mất mà không có dấu hiệu lâm sàng, thường là ở bệnh nhân tuổi vị thành niên
TPO-Ab được phát hiện thường xuyên hơn Tg-Ab. Khi cả 2 cùng xuất hiện, nồng độ TPO-Ab có xu hướng cao hơn vì sự ức chế tự nhiên của Tg trong chu chuyển của nó. Như vậy trong thực hành (tính hiệu quả kinh tế) thì chỉ cần đo nồng độ TPOAb đơn độc cũng đủ để xác định chẩn đoán AITD. Thêm vào đó, cũng chỉ có 1 phần nhỏ bệnh nhân AITD có Tg-Ab dương tính mà TPO-Ab âm tính
Theo dõi: Sử dụng T-Ab để theo dõi điều trị cho AITD không được khuyến cáo. Hơn nữa, sự thay đổi T-Ab thường phản ánh sự thay đổi trong hoạt động của bệnh, ví dụ như sự thay đổi khi điều trị bằng L-thyroxine. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể theo dõi ở bệnh nhân có T-Ab dương tính, tuy nhiên thời gian làm các xét nghiệm này tùy theo từng trường hợp cụ thể. Kết quả siêu âm tuyến giáp cũng có thể thích hợp để đánh giá mức độ viêm tuyến giáp.
Điều trị: sự xuất hiện T-Ab không cần điều trị (trừ phụ nữ có thai). Những người dưới 60 tuổi có TSH từ 2,5 - 4,5 MUI/l và có T-Ab dương tính có nguy cơ chuyển thành suy giáp và đáng được theo dõi vì họ có thể sớm cần điều trị bằng LT4. Theo dõi dài kỳ cho thấy có từ 3-5% bệnh nhân này chuyển thành suy giáp mỗi năm
Bệnh Basedow:
Chẩn đoán:  bệnh Basedow là bệnh tự miễn vì có sự xuất hiện của cả TPO-Ab và Tg-Ab. Bệnh gây ra bởi sự xuất hiện của TSHR-Abs và xét nghiệm TSHR-Ab dương tính xác định chẩn đoán ở bệnh nhân cường giáp. Không thường xuyên có sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ TSHR-Ab và tình trạng lâm sàng vì nó phụ thuộc vào sự phản hồi ngược của tuyến giáp và sự tăng phản ứng hormon tuyến giáp. Điều này cũng còn được giải thích bằng sự xuất hiện đồng thời loại TSHR-Ab ức chế hoặc sự giảm độ nhạy của thụ thể TSH do nồng độ cao của TSHR-Ab loại kích thích.
Theo dõi: nồng độ TSAb cao tiên lượng tái phát sau khi ngừng KGTH. Ngoài ra nồng độ TSHR-Ab cũng giúp tiên lượng cho việc điều trị iod phóng xạ ở bệnh nhân Basedow có biến chứng mắt, với những bệnh nhân này nên tránh điều trị bằng iod phóng xạ vì điều trị bằng KGTH dài ngày, hoặc điều trị phẫu thuật bán phần tuyến giáp thì TSHR-Ab giảm đi đáng kể, còn với iod phóng xạ thì không giảm nhiều.
Ung thư giáp:
Chẩn đoán: nồng độ Tg-Ab không có vai trò trong chẩn đoán đầu tiên ung thư giáp mặc dù Tg-Ab rất cao
Theo dõi: Tg-Ab rất cần trong theo dõi điều tri ung thư giáp bằng phẫu thuật hay xạ trị vì: Tg-Ab có thể cạnh tranh với Tg và làm hàng loạt xét nghiệm Tg-Ab có thể là test theo dõi tiến triển ung thư ở những bệnh nhân có Tg-Ab dương tính, nó có thể giúp tiên lượng tái phát bệnh.
Thời kỳ mang thai và sau đẻ
Chẩn đoán: TPO-Ab dương tính ở phụ nữ có thai, không có ảnh hưởng chức năng tuyến giáp chỉ ra rằng đây có thể là nguy cơ tăng khả năng sảy thai hoặc đẻ non. Tỷ lệ sẩy thai cao gấp hai lần so với những người có TPOAb âm tính. Ngoài ra, viêm giáp sau đẻ xuất hiện ở 8-10% với người bình thường thì lại chiếm đến 40% người có TPOAb dương tính. TSHR-Ab cũng xác định AITD. Nếu bệnh nhân bình giáp, cường giáp hoặc suy giáp thì TSHR –Ab cần được theo dõi để xác định ảnh hưởng tiềm tàng đến bào thai
Theo dõi: những phụ nữ sẽ mang thai mà có T-Ab dương tính nên được định lượng TSH hàng tháng vì họ có nguy cơ phát triển suy giáp và ảnh hưởng đến kết quả của thời gian thai sản. Điều này đặc biệt quan trọng với những vùng thiếu iod. Những phụ nữ này cũng có nguy cơ tăng sự rối loạn chức năng tuyến giáp sau đẻ và lên được theo dõi sau đẻ hàng 3, 6 và 12 tháng. TSHR – Ab lên được theo dõi hàng mỗi 3 tháng thai kỳ. nếu nồng độ TSHR –Ab tăng hằng định cuối thai kỳ thì xác định là có ảnh hưởng đến thai nhi, và cần được siêu âm bào thai để đánh giá kích thước tuyến giáp và có thể phải điều trị ngay từ thời kỳ sơ sinh bất kể TSHR-Ab là loại kích thích hay ức chế.
Điều trị: bất kỳ phụ nữ nào có thai mà có T-Ab dương tính và TSH >3.0mUI/L lên được cân nhắc dùng LT4. Mục đích chung là duy trì nồng độ TSH < 2,0mUI/l. Điều trị LT4 cho phụ nữ có thai có TPOAb dương tính giảm tỷ lệ sảy thai và đẻ non.
Một số trường hợp khác cũng cần làm T-Ab như điều trị bằng Interferon, Interleukin, amiodaron, lithium…
Chú ý:
1. sự xuất hiện tự kháng thể kháng giáp chỉ ra sự tăng nguy cơ phát triển bệnh tuyến giáp tự miễn và có thể cần sự theo dõi phù hợp
2. Ứng dụng chính của T-Abs là chẩn đoán AITD đặc biệt là bệnh viêm giáp Hashimoto. T-Ab có ích cho lượng giá và theo dõi trước và sau thời kỳ mang thai
3. Tg-Ab nên được định lượng cùng với Tg trong theo dõi ung thư biểu mô tuyến giáp
4. TSHR-Ab loại kích thích là đặc thù cho bệnh Basedow và bệnh Basedow có biến chứng mắt. Nồng độ TSHR-Ab cao sau khi dừng KGTH là yếu tố nguy cơ cho tái phát bệnh.


3 nhận xét: