ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG KHỐI U VÙNG CỔ
I. Các loại Bướu tuyến giáp:Trong bài này danh từ Bướu tuyến giáp dùng để chỉ triệu chứng Tuyến giáp to ra về kích thước (toàn bộ hay cục bộ) mà không phân biệt nguyên nhân của nó.
1. Bướu giáp đơn thuần:Là loại Bướu tuyến giáp mà nguyên nhân không phải do viêm hay u, chức năng tuyến giáp bình thường.
+ Bướu giáp đơn thuần thể nhân:
- Bướu nhân có thể nằm ở bất kỳ chỗ nào của Tuyến giáp. Thường có hình tròn hoặc bầu dục. Có thể nhỏ bằng hạt lạc hoặc rất lớn (làm biến dạng và gây các triệu chứng chèn ép vùng cổ). Bướu có thể là tổ chức nhu mô hoặc nang chứa dịch keo màu vàng nhạt hay xanh đen.
- Có chỉ định mổ cắt Bướu vì điều trị nội khoa thường ít kết quả và bản thân Bướu có thể gây nhiều biến chứng (chèn ép vùng cổ, chảy máu trong bướu, bội nhiễm, ung thư hoá. . . ).
+ Bướu giáp đơn thuần thể lan toả:
- Bướu có hình đồng dạng với Tuyến giáp vì nó chính là toàn bộ nhu mô Tuyến giáp phì đại tạo thành. Tuy nhiên, mức độ to ra của các thuỳ tuyến thường không như nhau nên các thuỳ bướu có thể to không đều.
- Điều trị chủ yếu bằng nội khoa (bổ sung các thuốc có Iot). Điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra khi bướu quá to gây chèn ép vùng cổ hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân.
+ Bướu giáp đơn thuần thể hỗn hợp:
- Là loại Bướu giáp đơn thuần thể nhân (có thể một hay nhiều nhân) trên nền một bướu giáp thể lan toả.
- Có chỉ định mổ cắt gần hoàn toàn Tuyến giáp với các lý do như ở Bướu giáp đơn thuần thể nhân.
2. Bướu giáp độc tính:Là loại Bướu giáp có kèm theo tình trạng cường chức năng Tuyến giáp (nhiễm độc Thyroxin).
+ Bướu giáp nhân độc tính:
- Còn gọi là bệnh U độc tuyến giáp hay bệnh Plummer. Trong bệnh này, Bướu giáp là một bướu thể nhân nhu mô cường chức năng, nó tiết ra quá nhiều Hocmon giáp gây nhiễm độc cơ thể.
- Biểu hiện bệnh là: có Bướu giáp nhân (thường là Bướu nhân đơn độc) kèm theo tình trạng nhiễm độc giáp, nổi bật là các triệu chứng về tim mạch (mạch nhanh, loạn nhịp, suy tim… ).
- Có chỉ định mổ sớm.
+ Bướu giáp lan toả nhiễm độc:
- Bệnh Bướu giáp lan toả nhiễm độc còn được gọi là bệnh Basedow hay bệnh Grave. Các triệu chứng cơ bản của nó là: Bướu giáp to lan toả kèm tình trạng nhiễm độc giáp (mạch nhanh, ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy sút nhanh, da nóng và ra nhiều mồ hôi…), lồi mắt, run tay chân, thay đổi tính tình…
- Có thể điều trị bằng Nội khoa, Iot phóng xạ hay Ngoại khoa. . . Mỗi phương pháp đó đều có những chỉ định riêng.
+ Bướu giáp Basedow hoá:
- Là loại Bướu giáp đơn thuần nhưng sau một thời gian, do những nguyên nhân nhất định, chuyển thành độc tính (tiết ra quá nhiều Hocmon giáp gây nhiễm độc cơ thể).
- Có chỉ định điều trị nội khoa tích cực rồi mổ sớm.
3. Các U lành Tuyến giáp:+ Thường là loại U tuyến (Adenoma) của Tuyến giáp.
+ Hay gặp ở tuổi trung niên:thường là khối U đơn độc, nằm ở bất cứ chỗ nào của Tuyến giáp, ranh giới rõ, mặt nhẵn, mật độ thường chắc, di động tốt. U có thể gây chèn ép vùng cổ làm bệnh nhân khó thở, nuốt vướng.
+ Trên lâm sàng thường khó phân biệt giữa U tuyến giáp lành tính và Bướu giáp đơn thuần thể nhân.
+ Điều trị chủ yếu là bằng phẫu thuật.
4. Ung thư Tuyến giáp:+ Thường xuất hiện ở tuổi 40-60. Khối U đơn độc nằm ở gần một cực của Tuyến giáp (thường ở cực dưới). U có mật độ chắc, bề mặt sần sùi, di động kém do xâm lấn vào tổ chức xung quanh. Cũng vì vậy mà bệnh nhân có thể bị khó nuốt, khó thở và nói khàn sớm tuy U còn nhỏ. Ngoài ra có thể thấy các hạch bạch huyết vùng cổ to ra (nhất là các hạch dọc theo cơ ức đòn chũm).
+ Ung thư tuyến giáp thường có tiên lượng tốt hơn so với các loại Ung thư khác nếu được phát hiện và mổ sớm.
5. Các viêm Tuyến giáp có triệu chứng Bướu giáp:+ Bệnh viêm Tuyến giáp tự miễn dịch:
- Còn gọi là bệnh Hashimoto.
- Bướu thường to lan toả, đôi khi là thể nhân. Mật độ chắc, không dính với tổ chức xung quanh. Bướu có khi khá to, chèn ép gây khó thở, nuốt vướng. Kèm theo bệnh nhân có thể có biểu hiện nhược giáp ở các mức độ khác nhau.
- Điều trị chủ yếu là các thuốc thay thế Hocmon giáp (Thyreoidin, Triiodothyronin. . . ) và từng đợt ngắn thuốc Cocticoit. Chỉ mổ khi Bướu gây chèn ép khí quản (mổ cắt một phần vùng eo tuyến để giải phóng chèn ép) hoặc khi Bướu ở thể nhân.
+ Bệnh viêm xơ tuyến giáp mãn tính:
- Còn gọi là bệnh Riedel.
- Thường là Bướu giáp lan toả, mật độ rất chắc do tổ chức liên kết trong bướu phát triển mạnh. Có khi Bướu khá to và dính vào tổ chức xung quanh nên rất kém di động. Bướu có thể chèn ép gây khó thở, nuốt vướng. Bệnh nhân thường không bị nhược giáp do còn những phần nhu mô giáp lành hoạt động bù.
- Khi Bướu gây chèn ép khí quản thì có chỉ định mổ cắt một phần vùng eo tuyến để giải phóng chèn ép.
+ Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp tính:
- Còn gọi là bệnh De Quervain hay bệnh Viêm tuyến giáp có tế bào khổng lồ.
- Tuyến giáp có từng đợt to ra lan toả, mật độ chẵc và đau. Đau ra cả vùng cổ, họng và lan ra vùng tai, gáy. Kèm theo bệnh nhân có sốt, tăng bạch cầu trong máu. Một số trường hợp lúc đầu có cường chức năng tuyến giáp nhưng khi bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến nhược giáp.
- Điều trị chủ yếu là dùng Cocticoit.
II. Các loại nang bẩm sinh vùng cổ:1. Nang mang:+ Được tạo nên do còn lại một phần khe mang thứ hai (đôi khi là khe mang thứ nhất hoặc thứ ba) ở thời kỳ baò thai.
+ Nang mang còn được gọi là Nang vùng cổ bên vì thường nằm ở phía bên cổ, sát bờ trước cơ ức đòn chũm. Thường ở bệnh nhân trẻ ( 1-20 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, tiến triển chậm.
+ Nhiêù khi nang bị bội nhiễm và vỡ rò qua da gây nên Rò vùng cổ bên: miệng lỗ dò thường nằm ở sát phía trong bờ trước cơ ức đòn chũm, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhầy trong hoặc trắng đục.
+ Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: mổ cắt bỏ nang và đường rò. Cần mổ lấy triệt để vì rất hay bị rò tái phát.
2. Nang giáp lưỡi:+ Được tạo nên do còn lại một phần ống giáp-lưỡi (Ductus Thyreo-glossus) ở thời kỳ bào thai.
+ Nang giáp lưỡi còn được gọi là Nang giáp móng hay Nang vùng giữa cổ vì nó thường nằm ở giữa cổ và dính sát vào thân xương móng. Thường gặp ở bệnh nhân trẻ ( 2-30 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, di động theo động tác nuốt, tiến triển chậm.
+ Nhiều khi Nang bị bội nhiễm và vỡ qua da gây Rò vùng giữa cổ:lỗ rò thường ở vùng giữa cổ sát với xương móng, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhày trong hoặc trắng đục.
+ Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: cắt bỏ nang và đường rò, phải cắt triệt để ( thường phải cắt bỏ một phần xương móng dính với chân của nang hoặc đường rò) vì rất hay bị rò tái phát.
3. Nang dạng bì:
+ Được tạo ra bởi một phần ngoại bì bị tách ra trong thời kỳ bào thai và nằm chìm xuống tổ chức dươí da.
+ Nang dạng bì thường nằm ở nền khoang miệng, gốc lưỡi, cằm, dưới hàm, đôi khi ở vùng cổ bên hoặc ở giữa vùng một phần ba trên của cổ. Nang thường có hình tròn, mật độ hơi mềm và đàn hồi, ranh giới rõ, thường không dính vào da, lòng nang chứa tổ chức kiểu bã đậu.
+ Điều trị chủ yếu là mổ cắt bỏ nang.
III. Các loại hạch bạch huyết to ở vùng cổ:
1. Hạch Sacom lympho:+ Lúc đầu là các hạch to riêng rẽ. Về sau chúng to dần và dính với nhau thành những đám lớn hơn.
+ Ngoài hạch to vùng cổ, hạch toàn thân cũng to ra với tính chất như trên.
2. Hạch Hodgkin: + Hạch to ở cổ, nằm riêng rẽ nhau.
+ Ngoài hạch cổ, hạch toàn thân cũng to ra. Kèm theo còn thấy gan to, lách to. Ngứa da và sốt thành từng đợt kiểu làn sóng.
3. Hạch Lao:Hạch to nhỏ không đều. Thường nằm ở hai bên cổ, dọc theo cơ ức đòn chũm. Đôi khi hạch vỡ ra gây rò mủ bã đậu kéo dài.
4. Hạch viêm cấp hoặc mãn tính:+ Có thể một hay nhiều hạch bị viêm cấp hoặc mãn. Hạch to ra, đau. Đôi khi nhiều hạch dính vào nhau. Khi hạch viêm mủ, da vùng cổ bị nóng, đỏ, nề, sờ thấy dấu hiệu "lùng nhùng", đôi khi bị vỡ và rò mủ qua da.
+ Điều trị chủ yếu là dùng Kháng sinh. Khi hạch viêm mủ thì có chỉ định trích tháo mủ.
IV. Các loại U phần mềm khác ở vùng cổ:1. U mạch máu:U có thể nằm ngay trong da, dưới da hay trong cơ. Ranh giới thường không rõ, mật độ mềm. U thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, tiến triển chậm. Chọc hút khối U ra máu.
2. U bạch mạch:U thường nằm dưới da, ranh giới không rõ, mật độ mềm. U thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, tiến triển chậm. Chọc hút khối U thường chỉ hút ra được ít chất dịch vàng nhạt.
Tư vấn bướu bạch mạch:1. Bướu giáp đơn thuần:Là loại Bướu tuyến giáp mà nguyên nhân không phải do viêm hay u, chức năng tuyến giáp bình thường.
+ Bướu giáp đơn thuần thể nhân:
- Bướu nhân có thể nằm ở bất kỳ chỗ nào của Tuyến giáp. Thường có hình tròn hoặc bầu dục. Có thể nhỏ bằng hạt lạc hoặc rất lớn (làm biến dạng và gây các triệu chứng chèn ép vùng cổ). Bướu có thể là tổ chức nhu mô hoặc nang chứa dịch keo màu vàng nhạt hay xanh đen.
- Có chỉ định mổ cắt Bướu vì điều trị nội khoa thường ít kết quả và bản thân Bướu có thể gây nhiều biến chứng (chèn ép vùng cổ, chảy máu trong bướu, bội nhiễm, ung thư hoá. . . ).
+ Bướu giáp đơn thuần thể lan toả:
- Bướu có hình đồng dạng với Tuyến giáp vì nó chính là toàn bộ nhu mô Tuyến giáp phì đại tạo thành. Tuy nhiên, mức độ to ra của các thuỳ tuyến thường không như nhau nên các thuỳ bướu có thể to không đều.
- Điều trị chủ yếu bằng nội khoa (bổ sung các thuốc có Iot). Điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra khi bướu quá to gây chèn ép vùng cổ hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân.
+ Bướu giáp đơn thuần thể hỗn hợp:
- Là loại Bướu giáp đơn thuần thể nhân (có thể một hay nhiều nhân) trên nền một bướu giáp thể lan toả.
- Có chỉ định mổ cắt gần hoàn toàn Tuyến giáp với các lý do như ở Bướu giáp đơn thuần thể nhân.
2. Bướu giáp độc tính:Là loại Bướu giáp có kèm theo tình trạng cường chức năng Tuyến giáp (nhiễm độc Thyroxin).
+ Bướu giáp nhân độc tính:
- Còn gọi là bệnh U độc tuyến giáp hay bệnh Plummer. Trong bệnh này, Bướu giáp là một bướu thể nhân nhu mô cường chức năng, nó tiết ra quá nhiều Hocmon giáp gây nhiễm độc cơ thể.
- Biểu hiện bệnh là: có Bướu giáp nhân (thường là Bướu nhân đơn độc) kèm theo tình trạng nhiễm độc giáp, nổi bật là các triệu chứng về tim mạch (mạch nhanh, loạn nhịp, suy tim… ).
- Có chỉ định mổ sớm.
+ Bướu giáp lan toả nhiễm độc:
- Bệnh Bướu giáp lan toả nhiễm độc còn được gọi là bệnh Basedow hay bệnh Grave. Các triệu chứng cơ bản của nó là: Bướu giáp to lan toả kèm tình trạng nhiễm độc giáp (mạch nhanh, ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy sút nhanh, da nóng và ra nhiều mồ hôi…), lồi mắt, run tay chân, thay đổi tính tình…
- Có thể điều trị bằng Nội khoa, Iot phóng xạ hay Ngoại khoa. . . Mỗi phương pháp đó đều có những chỉ định riêng.
+ Bướu giáp Basedow hoá:
- Là loại Bướu giáp đơn thuần nhưng sau một thời gian, do những nguyên nhân nhất định, chuyển thành độc tính (tiết ra quá nhiều Hocmon giáp gây nhiễm độc cơ thể).
- Có chỉ định điều trị nội khoa tích cực rồi mổ sớm.
3. Các U lành Tuyến giáp:+ Thường là loại U tuyến (Adenoma) của Tuyến giáp.
+ Hay gặp ở tuổi trung niên:thường là khối U đơn độc, nằm ở bất cứ chỗ nào của Tuyến giáp, ranh giới rõ, mặt nhẵn, mật độ thường chắc, di động tốt. U có thể gây chèn ép vùng cổ làm bệnh nhân khó thở, nuốt vướng.
+ Trên lâm sàng thường khó phân biệt giữa U tuyến giáp lành tính và Bướu giáp đơn thuần thể nhân.
+ Điều trị chủ yếu là bằng phẫu thuật.
4. Ung thư Tuyến giáp:+ Thường xuất hiện ở tuổi 40-60. Khối U đơn độc nằm ở gần một cực của Tuyến giáp (thường ở cực dưới). U có mật độ chắc, bề mặt sần sùi, di động kém do xâm lấn vào tổ chức xung quanh. Cũng vì vậy mà bệnh nhân có thể bị khó nuốt, khó thở và nói khàn sớm tuy U còn nhỏ. Ngoài ra có thể thấy các hạch bạch huyết vùng cổ to ra (nhất là các hạch dọc theo cơ ức đòn chũm).
+ Ung thư tuyến giáp thường có tiên lượng tốt hơn so với các loại Ung thư khác nếu được phát hiện và mổ sớm.
5. Các viêm Tuyến giáp có triệu chứng Bướu giáp:+ Bệnh viêm Tuyến giáp tự miễn dịch:
- Còn gọi là bệnh Hashimoto.
- Bướu thường to lan toả, đôi khi là thể nhân. Mật độ chắc, không dính với tổ chức xung quanh. Bướu có khi khá to, chèn ép gây khó thở, nuốt vướng. Kèm theo bệnh nhân có thể có biểu hiện nhược giáp ở các mức độ khác nhau.
- Điều trị chủ yếu là các thuốc thay thế Hocmon giáp (Thyreoidin, Triiodothyronin. . . ) và từng đợt ngắn thuốc Cocticoit. Chỉ mổ khi Bướu gây chèn ép khí quản (mổ cắt một phần vùng eo tuyến để giải phóng chèn ép) hoặc khi Bướu ở thể nhân.
+ Bệnh viêm xơ tuyến giáp mãn tính:
- Còn gọi là bệnh Riedel.
- Thường là Bướu giáp lan toả, mật độ rất chắc do tổ chức liên kết trong bướu phát triển mạnh. Có khi Bướu khá to và dính vào tổ chức xung quanh nên rất kém di động. Bướu có thể chèn ép gây khó thở, nuốt vướng. Bệnh nhân thường không bị nhược giáp do còn những phần nhu mô giáp lành hoạt động bù.
- Khi Bướu gây chèn ép khí quản thì có chỉ định mổ cắt một phần vùng eo tuyến để giải phóng chèn ép.
+ Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp tính:
- Còn gọi là bệnh De Quervain hay bệnh Viêm tuyến giáp có tế bào khổng lồ.
- Tuyến giáp có từng đợt to ra lan toả, mật độ chẵc và đau. Đau ra cả vùng cổ, họng và lan ra vùng tai, gáy. Kèm theo bệnh nhân có sốt, tăng bạch cầu trong máu. Một số trường hợp lúc đầu có cường chức năng tuyến giáp nhưng khi bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến nhược giáp.
- Điều trị chủ yếu là dùng Cocticoit.
II. Các loại nang bẩm sinh vùng cổ:1. Nang mang:+ Được tạo nên do còn lại một phần khe mang thứ hai (đôi khi là khe mang thứ nhất hoặc thứ ba) ở thời kỳ baò thai.
+ Nang mang còn được gọi là Nang vùng cổ bên vì thường nằm ở phía bên cổ, sát bờ trước cơ ức đòn chũm. Thường ở bệnh nhân trẻ ( 1-20 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, tiến triển chậm.
+ Nhiêù khi nang bị bội nhiễm và vỡ rò qua da gây nên Rò vùng cổ bên: miệng lỗ dò thường nằm ở sát phía trong bờ trước cơ ức đòn chũm, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhầy trong hoặc trắng đục.
+ Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: mổ cắt bỏ nang và đường rò. Cần mổ lấy triệt để vì rất hay bị rò tái phát.
2. Nang giáp lưỡi:+ Được tạo nên do còn lại một phần ống giáp-lưỡi (Ductus Thyreo-glossus) ở thời kỳ bào thai.
+ Nang giáp lưỡi còn được gọi là Nang giáp móng hay Nang vùng giữa cổ vì nó thường nằm ở giữa cổ và dính sát vào thân xương móng. Thường gặp ở bệnh nhân trẻ ( 2-30 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, di động theo động tác nuốt, tiến triển chậm.
+ Nhiều khi Nang bị bội nhiễm và vỡ qua da gây Rò vùng giữa cổ:lỗ rò thường ở vùng giữa cổ sát với xương móng, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhày trong hoặc trắng đục.
+ Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: cắt bỏ nang và đường rò, phải cắt triệt để ( thường phải cắt bỏ một phần xương móng dính với chân của nang hoặc đường rò) vì rất hay bị rò tái phát.
3. Nang dạng bì:
+ Được tạo ra bởi một phần ngoại bì bị tách ra trong thời kỳ bào thai và nằm chìm xuống tổ chức dươí da.
+ Nang dạng bì thường nằm ở nền khoang miệng, gốc lưỡi, cằm, dưới hàm, đôi khi ở vùng cổ bên hoặc ở giữa vùng một phần ba trên của cổ. Nang thường có hình tròn, mật độ hơi mềm và đàn hồi, ranh giới rõ, thường không dính vào da, lòng nang chứa tổ chức kiểu bã đậu.
+ Điều trị chủ yếu là mổ cắt bỏ nang.
III. Các loại hạch bạch huyết to ở vùng cổ:
1. Hạch Sacom lympho:+ Lúc đầu là các hạch to riêng rẽ. Về sau chúng to dần và dính với nhau thành những đám lớn hơn.
+ Ngoài hạch to vùng cổ, hạch toàn thân cũng to ra với tính chất như trên.
2. Hạch Hodgkin: + Hạch to ở cổ, nằm riêng rẽ nhau.
+ Ngoài hạch cổ, hạch toàn thân cũng to ra. Kèm theo còn thấy gan to, lách to. Ngứa da và sốt thành từng đợt kiểu làn sóng.
3. Hạch Lao:Hạch to nhỏ không đều. Thường nằm ở hai bên cổ, dọc theo cơ ức đòn chũm. Đôi khi hạch vỡ ra gây rò mủ bã đậu kéo dài.
4. Hạch viêm cấp hoặc mãn tính:+ Có thể một hay nhiều hạch bị viêm cấp hoặc mãn. Hạch to ra, đau. Đôi khi nhiều hạch dính vào nhau. Khi hạch viêm mủ, da vùng cổ bị nóng, đỏ, nề, sờ thấy dấu hiệu "lùng nhùng", đôi khi bị vỡ và rò mủ qua da.
+ Điều trị chủ yếu là dùng Kháng sinh. Khi hạch viêm mủ thì có chỉ định trích tháo mủ.
IV. Các loại U phần mềm khác ở vùng cổ:1. U mạch máu:U có thể nằm ngay trong da, dưới da hay trong cơ. Ranh giới thường không rõ, mật độ mềm. U thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, tiến triển chậm. Chọc hút khối U ra máu.
2. U bạch mạch:U thường nằm dưới da, ranh giới không rõ, mật độ mềm. U thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, tiến triển chậm. Chọc hút khối U thường chỉ hút ra được ít chất dịch vàng nhạt.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/311981/Di-dang-bach-mach.html
3. U tiểu thể cảnh:+ Khối U đơn độc, nằm ở cao sát góc hàm và ở sâu trước cơ ức đòn chũm. U gắn chặt hoặc ôm lấy xoang cảnh nên khó di động xuống dưới. Nó có thể chèn vào xoang cảnh gây phản xạ giảm huyết áp và đôi khi gây thiếu máu não.
+ Có chỉ định mổ cắt U để chống chèn ép. Tuy nhiên, phẫu thuật có nhiều khó khăn và biến chứng vì U dính chặt vào xoang cảnh.
4. U và nang tuyến nước bọt:Khối U nằm ở vùng Tuyến nước bọt (Tuyến dưới lưỡi, dưới hàm hay mang tai). Mật độ có thể chắc và đàn hồi nếu là nang hoặc chắc và cứng nếu là U. Ranh giới thường không rõ lắm, di động kém.
5. U nang Tuyến bã:Thường là U đơn độc, nằm ngay dưới da, mặt nhẵn, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, di động tốt. Lòng U chứa đầy chất bã. U tiến triển chậm, đôi khi bị bội nhiễm và bị vỡ gây rò qua da.
6. U mỡ:Thường là U đơn độc, nằm dưới da, mặt nhẵn, đôi khi có thể sờ thấy có nhiều thuỳ lồi lõm không đều, mật độ thường mềm, đàn hôì tốt, ranh giới khá rõ, tiến triển chậm.
7. U xơ:Thường là U đơn độc, nằm dưới da, có hình bán cầu với chân rộng, mặt nhẵn, mật độ thường chắc và đàn hồi, ranh giới khá rõ, tiến triển chậm.
V. Các U do di căn Ung thư nơi khác đến vùng cổ:
+ Tất cả các Ung thư ở nơi khác trong cơ thể đều có thể di căn đến vùng cổ. Đôi khi di căn ung thư đến vùng cổ lại là triệu chứng được phát hiện thấy đầu tiên của Ung thư nguyên phát ở nơi khác.
+ Nhóm hạch cổ sâu phía trên thường bị di căn bởi các Ung thư của vùng miệng và hầu.
+ Nhóm hạch cổ sâu phía trên thường bị di căn bởi các ung thư của phổi và đường tiêu hoá.
VI. Các bệnh giả U vùng cổ:1. Phồng động mạch cảnh:+ Thường là di chứng vết thương động mạch cảnh.
+ Khối phồng nằm trên đường đi của động mạch cảnh, đập nẩy theo nhịp tim, nghe thấy có tiếng thổi tâm thu trên khối u. Khi ấn vào động mạch cảnh ở phía dưới cổ đi tới khối u thì các triệu chứng nói trên đều giảm đi.
2. Phồng tĩnh mạch cảnh trong:+ Thường do bẩm sinh. Hiếm gặp.
+ Khối phồng nằm trên đường đi của bó mạch cảnh, mật độ mềm, ranh giới không rõ, ấn không đau, không di động theo động tác nuốt. Khi ấn vào bó mạch cảnh ở phía trên cổ đi xuống khối phồng thì khối phồng nhỏ lại, nhưng khi không ấn nữa thì khối phồng lại to ra như cũ.
3. Ap xe quanh thực quản:+ Thường xuất hiện sau một vết thương thực quản do hóc xương hay dị vật khác.
+ Khối phồng căng, nóng, đỏ, đau nhiều, ranh giới không rõ, thường nằm sát về một bên khí quản. Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng-nhiễm độc, gày sút, mệt mỏi nhiều, ăn uống kém vì nuốt rất đau.
4. Sườn cổ:+ Là một bệnh bẩm sinh: ngoài các xương sườn bình thường khớp với các đốt sống ngực, bệnh nhân còn có thêm các xương sườn khớp với các đốt sống cổ (thường gặp ở đốt sống cổ VII). Các xương sườn cổ này khi phát triển dài ra sẽ gây chèn ép đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn.
+ Bệnh nhân thường bị tê bì, đau, bại, thậm chí liệt các cơ ở tay theo kiểu rễ thần kinh. Mạch quay bên tổn thương đập yếu hơn bên kia (tuy có thể có sườn cổ cả hai bên, nhưng biểu hiện chèn ép ở hai bên thường không như nhau). Các triệu chứng nói trên nặng hơn khi để tay bệnh nhân duỗi thẳng và đưa ra sau. Ơ vùng trên đòn có thể sờ thấy rõ đầu trước của sườn cổ.
Chuyên mục:
nang và dò bẩm sinh cổ mặt:
http://yduocvn.com/?x/=newsdetail&n=3272&/c/=157&/g/=26&/20/4/2010/nang-va-do-bam-sinh-vung-co-mat.html
Nang và dò bẩm sinh vùng cổ mặt
Ảnh minh họa
(Yduocvn.com) - 1. TỔNG QUÁT Cơ thể con người lúc còn là bào thai được hình thành bởi kết hợp của ba lá: lá trong, là giữa và là ngoài. Lá ngoài sau này trở thành biểu bì có lông, có tuyến, có răng, có xuất tiết. Sự kết hợp này nếu ổn định thì hoàn toàn lá ngoài ở ngoài để bảo vệ cơ thể.
Nếu một phần nhỏ lá ngoài kẹt lại ở trong sau khi bào thai đã hoàn chỉnh thành con người sẽ tiếp tục hoạt động là xuất tiết. Nếu vùng này bị bịt kín không có đầu ra da thì hình thành một khối nhỏ gọi là nang. Trong nang có biểu bì (lá ngoài) bao bọc. Biểu bì tiếp tục xuất tiết và có chất nhờn trong nang. Nếu vùng lá ngoài còn sót lại còn có thể thông thương với da ở ngoài, được gọi là dò. Dò tức là một ống gồm có tế bào biểu bì và xuất tiết. Đầu ra da của dò thỉnh thoảng tiết ra chất nhờn. Nang, dò có thể xuất hiện ở nhiều nơi.
2. PHÔI THAI VÀ DỊCH TỄ HỌC.
2.1 Phôi thai học.
Vào tuần lễ thứ 2, dĩa thai cuốn vào và thành sáu khe. Trong đó từ khe 1 đến khe 4 thành lập các bộ phận vùng TMH và Cổ Mặt. Các khe chứa cả ngoại bì, trung bì và nội bì. Trong lúc hình thành, các tế bào ngoại bì ra ngoài trở thành da, trung bì chuyển thành vùng dưới da và cơ, nội bì chuyển thành các nội tạng. Nếu quá trình không hoàn chỉnh, có một số tế bào sót lại trở thành nang, sót lại nhiều sẽ thành ống gọi là dò.
2.2. Dịch tễ học.
Nang, dò có từ khi mới sinh, lúc nhỏ, nang dò cũng nhỏ, khó phát hiện. Phát hiện dần khi thấy có nang dưới da rỉ nhớt. Nang dò vùng TMH có tỉ lệ bằng nhau giữa nam và nữ. Bao giờ dò nhiễm trùng, sưng đỏ, đau, người ta mới nghĩ đến dùng thuốc và phẫu thuật. Nhiều trường hợp dò, nang ở người lớn chung sống suốt đời.
3. PHÂN VÙNG NANG, DÒ
3.1. Nang: có thể xuất hiện ở mọi nơi vùng cổ mặt. Phần lớn nang ở vùng cổ trên, vùng trán. Khi nang to cỡ hạt đậu người ta mới phát hiện. Nang có thể phát triển đến cỡ trứng cút, trứng gà rồi ngừng lại. Một số nang ở vùng giữa mặt cổ là đầu ngoài của dò, thí dụ như dò nang giáp móng. Vùng dưới lưỡi cũng có nang, còn gọi là u nhái, nó có thể đơn độc, có thể có hai thuỳ hoặc cả bên đối diện.
3.2. Dò.
3.2..1. Dò giữa mặt cổ: Có hai nơi thường thấy nhất là dò rễ mũi và dò giáp móng. Dò rễ mũi ở gốc mũi giữa hai mắt, thường không dài. Dò giáp móng ở đường giữa trước cổ trên, ngay eo xương móng. Dò này khá dài, có thể từ xương móng đến tận đáy lưỡi. Đầu dưới đường dò có thể được thay thế bằng nang
3.2.2. Dò bên mặt cổ:
Dò dò luân nhĩ có thể ở ngay, sau, trước vành tai. Dò trước vành tai còn gọi là dò trước tai, là loại dò thường gặp nhất.
Dưới dò trước tai là dò khe mang(DKM). Có ba loại: Dò khe mang số 1 là đầu ngoài đường dò xuất hiện ở vùng tuyến mang tai, đầu trong đường dò đổ vào mặt dưới ống tai ngoài. Loại dò này ít gặp. DKM số 2 đầu ngoài của đường dò xuất hiện ở 1/3 trên cổ bên. Đầu trong đổ vào cực dưới amiđan. Đường dò này khá dài. Loại dò này tương đối phổ biến. DKM số 3 đầu ngoài ở vùng 1/3 giữa cổ bên, đầu trong đổ vào đáy xoang lê. Dò đi ngang chạc cảnh và là loại dò dài nhất. Loại dò này tương đối phổ biến. Có tác giả còn mô tả DKM số 4, ở 1/3 dưới cạnh cổ và đầu trong đổ vào khí quản. Thực tế có một số dò không đúng quy luật trên.
3.3. Xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.
- Nếu là nang ngoại bì, trong nang có chất nhờn, lông, có thể có răng. Nếu là nang niêm mạc, trong nang chỉ có nước nhờn, sánh(u nhái). Có thể hút dịch trong nang để định loại nang.
- X quang hoặc CT, MRI biết được một phần đường dò. Nếu chụp bằng thuốc cản quang (Libiodol), bơm xanh méthylène vào đầu ngoài của đường dò thấy được đường dò và các nhánh.
4. CÁC LOẠI DÒ
4.1. Dò rễ mũi: Đường dò rất ngắn ở giữa vùng sóng mũi.
4.2. Dò giáp móng.
Đi từ đáy lưỡi đến xương móng. Đầu dò ngoài có thể nhỏ bằng lỗ kim, rỉ ít nước nhớt. Có khi đầu dò ngoài chỉ là một nang ở giữa cổ vùng xương móng. Dò này dễ nhiễm trùng vì đầu trong của dò là đáy lưỡi. Đường dò đi từ đáy lưỡi đến mặt sau xương móng và chuyển ra dưới da nếu là nang và chuyển ra da nếu là đầu dò.
4.3. Dò trước tai.
Đây là dò ngắn ở vùng trước tai. Đầu ngoài của đường dò ra da thường ở trước sụn vành tai, trên sụn bình tai. Ở dưới là một cái nang, nang này thường nằm sát sụn vành tai. Nếu dò không nhiễm trùng thì không cần phải phẫu thuật. Nếu nhiễm trùng, rỉ nhớt, hôi, có khi đục như mủ to ra, đỏ và rất đau và vỡ ra da thì nên phẫu thuật. Bệnh thường hay tái phát sau mổ.
4.4. Dò khe mang số 1.
Đường dò ngắn, đi ngang qua tuyến mang tai, đầu ngoài ở vùng cạnh hàm, vùng tuyến mang tai. Đầu trong ở mặt dưới ống tai ngoài. Đường dò này ít nhiễm trùng. Phẫu thuật hay chạm dây VII gây liệt mặt.
4.5. Dò khe mang số 2.
Đầu ngoài của dò ở 1/3 trên cạnh cổ. Đầu trong tiếp xúc với cực dưới amiđan, thường hay rỉ nhớt của nước bọt, dễ phát hiện và cần phẫu thuật.
4.6. Dò khe mang số 3.
Đây là đường dò dài nhất. Đầu ngoài đường dò ở 1/3 giữa cổ bên. Đường dò đi vào trong ngang qua chạc cảnh và đến đáy xoang lê. Đường dò này hay bị rỉ nhớt, nước bọt. Nên phẫu thuật từ dưới lên trên. Phải cẩn thận khi đi ngang qua chạc cảnh.
4.7. Dò khe mang số 4.
Đây là dò hiếm gặp và ngắn. Đường dò bắt đầu ở 1/3 dưới cổ bên và đi thẳng vào khí quản, ít rỉ nhớt và ít được phát hiện. Phẫu thuật dễ.
5. XỬ TRÍ.
Trường hợp nang đơn thuần thường cắt bỏ, nhất là ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nên làm xét nghiệm GPB, mặc dù biết đó là nang lành tính.
Nếu dò trước tai đơn thuần, không nhiễm trùng, không cần cắt bỏ. Nếu bị nhiễm trùng, cần phải phẫu thuật. Dò rễ mũi tiết ra chất nhờn, gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ, nên cắt bỏ. Dò trước tai đơn thuần chiếm đa số trong các dò luân nhĩ. Có thể có dò xuyên qua sụn vành tai, có thể có dò có nang ở sau vành tai và có lỗ dò rỉ nhớt ở mặt trước vành tai. Phẫu thuật cắt bỏ đường dò tương đối dễ, tránh nhiễm khuẩn hỗ mổ.
6. KẾT LUẬN
Khám cổ mặt tìm dò nang đôi khi rất dễ. Có loại dò không cần phẫu thuật nếu không nhiễm trùng như dò trước tai. Có loại dò dù không nhiễm trùng cũng phải phẫu thuật, đó là dò khe mang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Samuel M, Freeman N, Sajuwany M: Lingual thỷoglyssal duct - presenting in infancy.J.Pediat.surg. 1993, 28: 891-893.
2. Klin B, Serour F, Fried K et al: Familial thyroglossal duct. Clin.gen. 1993, 43: 101-103.
3. Prasad S. Frundfasj K Milmoe G: Management of congenital preauricular pit and sinus tract in children. Laryngoscope 1990; 100: 320-321.
4. Randowski D Arnold J Healy et al: Thyroglossal duct. Arch. ototlaryngol Head Neck surgery. 1991, 117: 1378-1381.
5. Wright J E: Preauricular sinus in children. Pediat. surg. Int 1994, 323-324.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét