Gió từ tết trước
Chủ Nhật 23, Tháng Giêng 2011, BTV:
Tưởng niệm Bố
Kính tặng Viện điều dưỡng Từ Liêm
Kính tặng Viện điều dưỡng Từ Liêm
Tên các loại gió bão trong đời thì nhiều người đã biết đã nghe nói, chứ bão Hổ bão Trâu thì cam đoan rất ít người biết hoặc chưa ai biết. Ngay cả các nhà thiên văn học chuyên nghiên cứu về bão. Chuyện kể lại rằng, một lần Cụ tiễn bà đi làm dâu phía rừng thẳm đằng tây, đến bến đò Linh Cảm thì chỉ chân trời xa tắp mà nói: “Sắp có bão Trâu đấy. Xuống đò nhanh lên con”. Lại một lần bà tiễn mẹ đi làm dâu phía biển xanh cát trắng, đến bến Giang Đình nơi ông Nguyễn Du viết Kiều thì chỉ lên trời mà nói: “Sắp có bão ông Hổ đấy. Xuống đò nhanh lên con”. Nói rồi những người xưa biến mất.
Đến lượt mẹ, mãi về cuối đời, có lần mẹ lại nói, chẳng hiểu thực hư thế nào cả: “Hình như đúng năm mẹ sinh con cũng có bão Hổ đấy”. Chưa kịp hỏi thì mẹ đã khuất. Loại truyện rợn rợn, chẳng hiểu ra làm sao cả.
Đã bao năm tôi cố tưởng tượng về những cơn bão lạ kỳ ấy là có những đàn hổ đàn trâu nấp phía trời xa, cứ thế mà ào lên. Đen trũi như cả trời mây đen xám. Lớn lên ưa đọc sách tìm hiểu, tôi đoán mò thêm, những cơn bão mang tên linh vật khủng khiếp không thể nào tả được. Hình như gần giống bão đàn bà.
Từ ngày người cha già lên viện Dưỡng Lão, cứ mùng một mùng hai Tết là tôi dậy sớm, chuẩn bị tay nải như người đi Tây Trúc. Năm nào đến cỡ này của xứ Bắc cũng rét kinh khủng, gọi là rét hại. Như cả tâm tính bản xứ nghìn đời dồn lại trong cữ rét hại này. Năm ngoái tôi chuẩn bị hành trang thăm cha, bằng một cái mũ len có hai dải đan dài ngoẵng màu gạch non mà cô vợ đan để dùng từ hồi là con gái, mua thêm cái quần vệ sinh dệt có hai sọc hai bên rất thể thao tự tôi mua ở mẹt áo quần bày cả bên hè đường như ở chợ Giời. Bây giờ cái mũ bố tôi vẫn dùng, như một đại đức, chống chọi bao mùa rét hại. Riêng cái quần được những thầy thuốc tài giỏi chuyên chăm sóc người già xẻ ra, như nhà nước và nhân dân cùng làm, đặt một ống nhựa trắng dài ngoẵng từ con chim dẫn nước tiểu ra, rất tài! Năm nay tôi tính khác chuẩn bị mấy cái phong bì to, rồi mấy cái phong bao nhỏ đủ màu để lì xì trẻ con ngày tết. Xuống bếp thấy cô vợ trước khi về quê ngoại, để lại một chảo nem cuốn đầy ắp, mỗi chiếc rán căng phồng to hơn cả dồi chó, dồi lợn. Tôi nhót ba chiếc, nghĩ thế nào lại bỏ ra một chiếc, cho vào túi ni lông. Xong tôi tìm mãi cái túi ni lông nhỏ, dày, mà mấy cô bánh cuốn Thanh Trì vẫn gói khi mua bánh cuốn về. Định đổ nước mắm Chinsu vào, nhưng sợ đổ ra cả túi lại thôi. Chuyện con cá gỗ của anh học trò nghèo xứ Nghệ quê tôi mách bảo, cứ mang theo đến đâu thì xin nước mắm ngon cho cha chấm nem. Tiên sư anh Tào Tháo. Rõ là tài!
Khác mọi năm, bến xe buýt năm nay rét hại mà vẫn đông người đi. Có lẽ người ta học đàn trâu đầu cơ nghiệp, càng giá rét càng ra đồng sớm. Anh lái xe buýt mặc đẹp, cúi đầu chào năm mới rất từ tốn. Ngược lại, khách đi xe đầu năm cứ ngang như trâu, từng đàn đi trước mũi xe, bất chấp tiếng còi giục giã. Điều lạ là anh lái xe tính rất dịu, mấy người trên xe thì ngược lại, chẳng phải việc mình cũng xía vào, quen thói tỏ rõ thái độ chính trị đứng về phía nhà xe và nịnh nhà xe – cái lối bầy người ở công sở và ngoài đời nhan nhản quen dùng như một cứu cánh, nhô cả đầu lên phía trước, quát mắng bình phẩm dè bỉu. Văn minh thế à, rõ là rồ. Rồi buông câu bình như thành ngữ mới: Trâu - ngu - lâu! Rồi cười ha ha hi hi rầm lên cả xe. Tôi thấy trận gió từ đâu như khởi lên.
Anh phụ lái từ đâu đâm thẳng lên tấm kính xe, cắm mũi vào đó, nói: “Giống hệt mặt bà ngoại, trách gì!” Câu nói lạ hoắc, như chỉ tết này Trâu này mới xuất hiện. Nó có tầm chỉ trích rất rộng, vừa dễ hiểu vừa khó hiểu, sắc và đểu. Chắc đây là chàng rể chuyên xích mích và thù hận với mẹ vợ!
Đã đến khu Viện Dưỡng Lão, nơi cha tôi tá túc cuối đời, sau chặng qua cánh đồng như có tuyết, qua mấy nghĩa trang rợn người. Cái địa chỉ đầy nhân đạo và thần tiên, cái nơi cha tôi, chẳng mấy chốc đến chúng tôi, không thể nói trước được điều gì. Nơi đây ví được là thiên đường bởi vì nó là mái ấm của những người bách niên giai lão. Tôi cúi đầu cám ơn. Bày tỏ lòng biết ơn bằng nhiều trang viết, bằng những truyện ngắn được gọi là nổi tiếng. Gió lành là truyện viết về người bác sĩ dưỡngsinh, xinh đẹp tên Thu và những cô gái tên Thu đẹp người đẹp nết trong cuộc đời này. Nhân Thu như một bài thơ tình. Nét đẹp quyến rũ không chỉ ở vẻ mảnh mai, cặp mắt mở to đượm tình người, nét cười xinh mai trúc của cô gái Việt. Hôm nay bên cha già gần trăm tuổi, tôi lại được gặp, được cầm lấy bàn tay búp măng nhỏ nhắn của Nhân Thu.
Hỏi:
. Cụ nhà thơ nhà văn thâm trầm uyên bác nay thế nào hả cháu?
. Dạ, cụ mất rồi ạ!
. Cụ nhà thơ nhà văn thâm trầm uyên bác nay thế nào hả cháu?
. Dạ, cụ mất rồi ạ!
Hỏi:
. Hai bố con ông lão, mà anh con trai hay làm thơ, bị đàn em vợ đánh đến điên?
. Dạ, cụ ông mất rồi, anh con trai ra viện và cũng mất rồi ạ!
. Hai bố con ông lão, mà anh con trai hay làm thơ, bị đàn em vợ đánh đến điên?
. Dạ, cụ ông mất rồi, anh con trai ra viện và cũng mất rồi ạ!
Hỏi:
. Cụ bà hay ngâm thơ Kiều vào các hội xuân?
. Dạ, cụ vừa mất trước dịp rét hại này rồi ạ!
. Cụ bà hay ngâm thơ Kiều vào các hội xuân?
. Dạ, cụ vừa mất trước dịp rét hại này rồi ạ!
Vạt gió rét hại xứ Bắc từ xa thẳm cánh đồng, nghĩa trang từ đâu ào về, làm băng giá tất cả. Bất chợt tôi nhìn quanh, như không thấy cha tôi và Nhân Thu đâu nữa.
Ngoài sân treo những chùm đèn lồng đỏ rất đẹp bên cạnh những chiếc lồng chim đung đưa tiếng vỗ cánh và những tiếng hót chào như tiếng người nhưng hoàn toàn không dễ hiểu.
Các cụ bà ngoẹo đầu trên xe đẩy như buồng chuối chín cây rũ nát. Các cụ ông như cha tôi, cái ống nhựa trắng dài thượt kéo từ chim ra, phía dưới là bọc nước tiểu vàng ệch... Bất chợt liên tưởng chú bé Từ Thức chăn trâu thời cổ đại, dòng chiếc dây trắng dắt trâu đi. Có điều đây là cái dây cuối cùng để chăn dắt con chim của kiếp người.
Tôi chợt nhớ mấy chiếc phong bì và hai cái nem. Tay run rẩy bỏ hai tờ năm chục nghìn vào cái phong bao nhỏ xíu đỏ thắm, đặt vào tay người già nhăn nheo đầy trăm tuổi, và đôi tay đờ đẫn vô cảm đó, lại run run đưa về phía đôi tay nhỏ nhắn của cô gái đẹp Nhân Thu. Vài tờ năm chục nghìn cho vào mấy bao nữa, mừng tuổi mấy cô gái ban nãy dìu cụ đi từng bước như trẻ con. Nhân Thu đưa bàn tay xinh xắn, nghẹn ngào: “Cháu xin”. Tôi thừa cơ đỉnh cao cảm xúc, đưa ra cái trò truyền thống “cá gỗ nước mắm” của mình. Nắm lấy bàn tay chưa nguôi cảm xúc của nàng, tôi đặt cái túi nhỏ đựng nước mắm của mấy cô bánh cuốn Thanh Trì vào đó. Đôi mắt đẹp thông minh mở to chớp chớp, đôi má đỏ bừng như thấu cả tích cá gỗ xưa. Tôi xúc động đặt vào má Nhân Thu nụ hôn mà chính tôi và Nhân Thu như đều không biết. Chỉ có bố tôi biết, cụ rất sành điều ấy. Cụ cũng đỏ mặt, mắt long lanh rất khác thường.
Mẹo cá gỗ hiện đại đã đưa nước mắm Chinsu đến trên bàn. Nhân Thu nói: “Của đồng công nén”. Lại nói: “Bữa tối cháu sẽ giảm nửa thức ăn để giảm prôtêin”. Những từ chuyên môn khoa học khiến Nhân Thu tự tin và đẹp hơn rất nhiều. Bố tôi ăn ngon lành như người đói, cuối cùng còn húp một lượt nước mắm Chinsu nữa...
Ngoài sân đã bắt đầu hội hát xuân và thơ xuân. Những chiếc đèn lồng đỏ đung đưa, bầy chim bất chợt hát lên như dàn đồng ca. Nhân Thu đưa bàn tay nhỏ xinh thoa vào mép môi của bố tôi rồi đưa nghiêng ra bên ngoài như cô Emxi truyền hình xinh đẹp trên mục chìa khóa thành công nổi tiếng. Tôi xúc động, lại nghiêng đầu vào cô, tóc và má cô rất thơm. Bố tôi nuốt nước bọt. Cái sự sống thật là kỳ diệu mà tài đến như nhà văn Giắc Lơnđơn lúc này cũng chưa hiểu nổi. Nhân Thu lúc này rõ là một bài thơ!
Nàng nói:
. Cháu biết chú là nhà thơ nổi tiếng. Chú đọc bài viết mới khai bút năm Sửu cho bố chú và cháu nghe đi.
. Cảm ơn cháu. Chú chỉ là nhà thơ bình thường, biết yêu thương cha mẹ và yêu người đẹp. Mà nổi tiếng làm gì hả cháu?
. Cháu biết chú là nhà thơ nổi tiếng. Chú đọc bài viết mới khai bút năm Sửu cho bố chú và cháu nghe đi.
. Cảm ơn cháu. Chú chỉ là nhà thơ bình thường, biết yêu thương cha mẹ và yêu người đẹp. Mà nổi tiếng làm gì hả cháu?
Đêm qua tôi vừa viết nháp bài thơ Cơn bão.
Cơn bão tài chính thổi qua mặt người
Mặt người xanh xao vàng vọt.
Mặt người xanh xao vàng vọt.
Cơn bão tài chính thổi qua tình yêu
Tình yêu hóa trẻ thơ gào khóc!
Tình yêu hóa trẻ thơ gào khóc!
Cơn bão tài chính thổi qua vườn tượng
Vườn tượng bỗng dưng bay mất...
Vườn tượng bỗng dưng bay mất...
Thổi đến tôi và mẹ
Cơn bão trở nên dịu dàng...
Cơn bão trở nên dịu dàng...
Bố tôi không nói không rằng. Nhân thu bảo nhỏ “Thơ chú triết lý và hay lắm”.
Người bố trăm tuổi nghe đến hai tiếng tài chính như tỉnh cơn mê:
. Mà này cái quỹ riêng bố dặn lo cho bố, anh đã đem đến đây chưa?
. Mà này cái quỹ riêng bố dặn lo cho bố, anh đã đem đến đây chưa?
Tôi tái mặt. Trời ơi bố tôi gần trăm tuổi, mà cơn bão tài chính toàn cầu vẫn chưa buông tha cho kẻ gần đất xa trời ư? Những bao lì xì đỏ thắm đã nuốt hết số tiền mà tôi đã dành dụm đến đây!
Ngoài sân, vọng vào câu hát Kiều như bà cụ năm ngoái hiện về:
Đã buồn vì trận mưa rào
Lại đau vì nỗi ào ào gió đông...
Lại đau vì nỗi ào ào gió đông...
Hà hà hà... Hi hi hi...
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh...
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh...
Con vẹt hát: Thơm... Thơm... Thơm...
Hành... Hành... Hành...
Hành... Hành... Hành...
Tôi mường tượng những cơn bão linh vật từ khu bia mộ nghĩa trang dằng dặc quanh đây đang tràn về.
Đêm nay tôi tĩnh tâm lại, giữa gió rét quán trọ gào rú, tự tin ghi thêm một truyện ngắn trong đời và nghĩ: chuyện ông bố một trăm tuổi với cơn bão tài chính và cái ống nhựa trắng dẫn từ chim ra. Chuyện con cá gỗ hiện đại và mấy giọt nước mắm Chinsu và nụ hôn đặt lên má cô gái nhân từ xinh đẹp... Chẳng đáng là những chi tiết truyện thật đáng giá ư?
Còn những cơn bão linh vật bí hiểm, kỳ quái và thật đáng sợ. Đọc xong truyện này chắc nhiều người đã nhận ra phần nào. Khắp các cánh đồng rộng quanh nghĩa trang khu dưỡng lão này, người và trâu vẫn ra đồng sớm. Bất chấp cái rét hại kinh khủng mà một đời chúng ta phải chịu đựng. Và phải chịu đựng cho đến tận cuối đời.
Đến tết này, tôi vẫn nghe rõ ngọn gió kỳ lạ thổi từ cái viện điều dưỡng thương yêu ấy. Ngọn gió thổi từ những tết trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét