Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

phẩu thuật tuyến giáp


Cải thiện kết quả phẫu thuật tuyến giáp  (25/08/2011 )
Việc áp dụng cách tiếp cận từ trên xuống dưới (SIA-superior-inferior approach) trong phẫu tích tìm thần kinh quặc ngược (RLN-recurrent laryngeal nerve) có nguy cơ gây biến chứng nhược giáp sau mổ thấp hơn so với cách tiếp cận từ dưới lên trên (ISA-inferior-superior approach). Đó là kết luận của một nghiên cứu được công bố trên mạng vào ngày 15 tháng 8 vừa qua của tạp chí Archives of Otolaryngology-Head and Neck Surgery.

Nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Bayram Veyseller của trường Đại học Bezmialem Vakif ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Cắt tuyến giáp là một loại phẫu thuật được thực hiện phổ biến, đặc biệt ở những vùng có sự thiếu hụt iode trong thực phẩm, và cuộc phẫu thuật có thể có nguy cơ tổn thương RLN, và vì thế việc tìm RLN trước khi cắt tuyến giáp là một khâu bắt buộc của cuộc phẫu thuật. Bên cạnh nguy cơ gây tổn thương RLN, cuộc phẫu thuật cũng có nguy cơ gây tổn thương tuyến cận giáp. Tuy nhiên việc phẫu tích tìm tuyến cận giáp không được đặt ra một cách bắt buộc như việc phẫu tích tìm RLN.

Sau khi ra khỏi trung thất trên, RLN đi trong rãnh khí quản-thực quản để đến thanh quản, và đường đi của nó có liên quan về mặt giải phẫu gần gũi với tuyến giáp, các tuyến phó giáp, và động mạch giáp dưới.
Parathyroid_Ca_Recurrent_Laryngeal_Nerve
Thần kinh quặc ngược thanh quản

Dây thần kinh vận động này chi phối hầu hết các cơ nội tại của thanh quản, trừ cơ nhẫn giáp, và trong 1 đến 2% các trường hợp cắt tuyến giáp, dây thần kinh bị vô ý làm tổn thương, dẫn đến liệt.

Có hai cách tiếp cận để tìm RLN. Cách thứ nhất là tiếp cận từ phía trên, nơi dây thần kinh đến thanh quản, sau khi thắt cực trên tuyến giáp. Cách thứ nhì là tìm thần kinh từ phía dưới, ở rãnh khí quản-thực quản, đi hướng lên trên.

Để đánh giá nguy cơ của mỗi cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu từ các bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến giáp, toàn phần hay bán phần, từ năm 2006 đến 2009 tại Bệnh viện Haseki, Khoa Phẫu thuật Đầu-Cổ tại Istanbul.

SIA được thực hiện ở 67 bệnh nhân, và ISA được thực hiện ở 128 bệnh nhân. Chức năng của dây thanh âm và nồng độ canxi huyết tượng được đánh giá 1 ngày sau phẫu thuật, và tiếp tục được đánh giá mỗi 3 tháng, cho đến khi nồng độ canxi huyết thương trở về bình thường với thời gian đánh giá trung bình 26 tháng.

left_paralysis
Liệt thần kinh quặc ngược trái

Nồng độ canxi huyết thương thấp và tổn thương RLN vẫn còn tồn tại sau 1 năm được xem là các tổn thương vĩnh viễn.

Có 2 trong số 128 bệnh nhân thuộc nhóm ISA, chiếm 1,5%, bị tổn thương RLN một bên vĩnh viễn, trong khi đó không có bệnh nhân nào thuộc nhóm SIA bị tổn thương này.

Có 14 bệnh nhân thuộc nhóm ISA (16,2%) bị nhược giáp tạm thời và 4 bệnh nhân (4,6%) bị nhược giáp vĩnh viễn. Con số này ở nhóm SIA, tương ứng, là 8,3% và 0%.

“So sánh hai nhóm dựa trên tần suất của tổn thương RLN và nhược giáp, chúng tôi thấy rằng nhóm SIA có tỉ lệ nhược giáp thấp hơn đáng kể (P < .05)”, tác giả viết.

Nguy cơ nhược giáp sẽ giảm đáng kể nếu như phẫu tích tìm RLN theo ngã từ trên xuống dưới (SIA). Vì thế, theo chúng tôi, cách tiếp cận này an toàn hơn, nhóm tác giả kết luận.

Bs Lê Hùng

(Theo Medscape)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét