Khối u tuyến mang tai là những tăng sinh bất thường trong mô tuyến. Hầu hết sự tăng sinh này là lành tính, đôi khi là ác tính. Một số trường hợp khác là sự tăng sinh của mô hạch trong tuyến.
I. Lâm sàng
1. Bệnh sử:
Cần khai thác được bệnh sử như
- Thời điểm phát hiện?
- Tiến triển bệnh, có đau tự phát hay không?
- Khối u phát triển chậm, không đau thường là u lành tính.
- Khối u phát triển nhanh, gây đau hay gây liệt mặt thường là u ác tính.
- Có ảnh hưởng ván đề nuốt hay không?
2. Khám
- Nhìn, khám và so sánh hai bên và ghi nhận: tình trạng da phủ bên ngoài,vị trí, kích thước, mật đõ, sự di động của khối u hoặc hạch vùng tuyến mang tai
II. Cận lâm sàng
1. Siêu âm: cho biết vị trí, kích thước, bản chất khối u, đồng nhất hay nhiều nhân.
2. Chọc hút thử tế bào: là thử nghiệm chẩn đoán có giá trị và nên sử dụng thường quy trước khi điều trị (độ tin cậy từ 58-96%). Kết quả có giá trị khi dương tính, nếu kết quả ân tính không cho phép loại trừ u ác tính.
3. CT scan và MRI: có độ nhạy 100% trong việc xác định khối u tuyến nước bọt. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này giúp đánh giá kích thước, vị trí, giới hạn, bờ, sự xâm lấn, tương quan của khối u với các cấu trúc lân cận. Tuy nhiên kỹ thuật này không giúp phân biệt chính xác khối u lành hay ác tính.
4. Sinh thiết: Không sinh thiết trước mổ vì có thể gây tổn thương dây VII. Việc sinh thiết trước mổ có thể được chỉ định trước khi xạ trị những khối u không thể cắt bỏ và kèm theo lở loét da, liệt dây VII.
Sinh thiết lạnh nên được thực hiện lúc phẫu thuật với độ chính xác khoảng 93%
III. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định khối u dựa trên kết quả sinh thiết ngay trong cuộc mổ, và sẽ quyết định hướng điều trị phù hợp.
IV. Điều trị
1. U lành
- U ở thùy nông tuyến mang tai: cắt thùy nông và bảo tồn dây VII
- U ở thùy sâu tuyến mang tai: cắt bỏ hoàn toàn tuyến và bảo tồn dây VII
- Nếu chỉ cắt bỏ u ( trừ U Whartin và hạch trong tuyến) tỉ lệ tái phát sẽ hơn 80%
- Có thể cắt u và cắt rộng một phần thùy nông nếu u nhỏ, giới hạn ở cực trên hay cực dưới thùy nông tuyến mang tai
- Có thể xạ trị bổ túc sau phẫu thuật phòng ngừa tái phát
2. U ác tính
- Cắt bỏ hoàn toàn tuyến mang tai. Nếu u xâm lấn thần kinh có thể cắt bỏ thần kinh
- Xạ tại bổ túc
- Có thể kết hợp hóa trị tùy bản chất khối u, mức độ xâm lấn…
Một số u tuyến mang tai thường gặp
U lành |
U tuyến đa dạng (mixed tumor, pleomorphic adenoma) |
U Whartin (Warthin tumor) |
U tế bào phồng (Warthin tumor) |
U tuyến đơn dạng (Monomorphic tumors) |
U ác tính |
Ung thư biểu mô dạng nhày bì (Mucoepidermoid carcinoma ) |
Ung thư biểu mô bọc dạng tuyến (Adenoid cystic carcinoma) |
U hỗn hợp ác tính (Malignant mixed tumors) |
Ung thư tế bào gai (Primary squamous cell carcinoma) |
Umg thư biểu mô dạng túi tuyến (Acinic cell carcinoma) |
Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma) |
BS CKII Hoàng Hải
Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét