Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

UNG THƯ THANH QUẢN


Ung thư thanh quản
Đăng bài: 15:20:07 01/08/2008, nguồn tin:
Thanh quản là một cơ quan nằm ở phía trước cổ, còn được gọi là hộp thanh âm. Thanh quản dài khoảng 5 cm và rộng khoảng 5 cm, nằm phía trên đường dẫn khí (hay còn gọi là khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản.
Thanh quản có 2 bó cơ hình thành nên dây thanh âm. Sụn nằm phía trước thanh quản đôi khi được gọi là quả táo Adam.
Thanh quản có 3 phần chính:
Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn.
Thanh môn nằm ở giữa. Dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn. Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng. Hạ thanh môn nối liền với đường dẫn khí.
Hình ảnh ung thư thanh quản
Thanh quản là một cơ quan nằm ở phía trước cổ, còn được gọi là hộp thanh âm. Thanh quản dài khoảng 5 cm và rộng khoảng 5 cm, nằm phía trên đường dẫn khí (hay còn gọi là khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản.
Thanh quản có 2 bó cơ hình thành nên dây thanh âm. Sụn nằm phía trước thanh quản đôi khi được gọi là quả táo Adam.
Thanh quản có 3 phần chính:
Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn.
Thanh môn nằm ở giữa. Dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn. Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng. Hạ thanh môn nối liền với đường dẫn khí.
Thanh quản có vai trò trong việc thở, nuốt và nói. Nó có vai trò giống như một van ở trên khí quản. Khi van này đóng mở giúp cho việc thở, nuốt và nói:
Thở: Khi thở, dây thanh âm giãn ra và hai dây tách xa nhau. Khi hít vào, hai dây thanh âm sẽ đóng chặt lại.
Nuốt: Thanh quản giúp bảo vệ khí quản. Khi nuốt, một lá hay còn gọi là vùng cạnh thanh môn sẽ bao phủ phần mở của hạ họng giữ cho thức ăn sẽ không đi vào phổi. Thức ăn sẽ đi qua thực quản trước khi vào dạ dày.
Nói: Thanh quản tạo nên âm thanh của giọng nói. Khi nói, dây thanh âm sẽ đóng chặt lại và di chuyển vào sát nhau hơn. Khí từ phổi sẽ tạo nên áp lực giữa hai dây thanh âm và làm chúng rung lên và tạo nên âm thanh trong giọng nói của bạn. Lưỡi, môi và răng chuyển các âm thanh này thành từ ngữ.
Ung thư hạ họng có thể phát triển ở bất kì phần nào của hạ họng. Hầu hết các ung thư của hạ họng bắt đầu từ thanh môn. Thành trong của hạ họng được lát bởi các tế bào được gọi là tế bào vẩy. Phần lớn các ung thư hạ họng bắt đầu từ những tế bào này. Các ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tế bào vẩy.
Khi các ung thư hạ họng di căn, các tế bào ung thư thường xâm lấn đến hạch bạch huyết lân cận ở vùng cổ. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn đến mặt sau của lưỡi, thành phần khác của họng và cổ, đến phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi điều này xảy ra, khối u mới cũng có cùng một loại tế bào bất thường như khối u nguyên phát ở thanh quản. Ví dụ, nếu khối u ở thanh quản xâm lấn đến phổi, các tế bào ung thư ở phổi cũng chính là các tế bào ung thư thanh quản. Bệnh này được gọi là ung thư di căn của thanh quản, chứ không phải là ung thư phổi và cũng  được điều trị như ung thư thanh quản chứ không phải như ung thư phổi. Các thầy thuốc đôi lúc gọi khối u mới này là bệnh lan tràn.
Các yếu tố nguy cơ
Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Các thầy thuốc không thể giải thích được vì sao bệnh nhân này bị bệnh còn bệnh nhân khác thì không. Nhưng chúng ta biết ung thư thanh quản là bệnh không lây lan. Người ta không thể nhiễm ung thư từ một người khác.
Những người có một số yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng bị  ung thư thanh quản cao hơn.
Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:
Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 55 tuổi.
Giới: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 4 lần nữ giới.
Dân tộc: Các châu Mỹ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn dân da trắng. 
Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều nhũng người không hút thuốc lá. Nguy cơ này còn cao hơn ở những người hút thuốc kèm theo có nghiện rượu nặng. Những người đã ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư thực quản cũng như ung thư phổi, khoang miệng, tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, từ bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai vùng đầu mặt cổ ở những bệnh nhân đã bị ung thư thanh quản. (Ung thư thanh quản là một trong số các ung thư vùng đầu mặt cổ).
Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản so với những bệnh nhân không uống rượu. Nguy cơ tăng cao tuỳ thuộc lượng rượu uống vào. Nguy cơ này cũng tăng lên khi bệnh nhân vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản. Khoảng 1 trong số 4 bệnh nhân bị ung thư vùng đầu mặt cổ sẽ bị mắc ung thư thứ 2 cũng tại vùng đầu mặt cổ.
Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản. Ngoài ra, tiếp xúc với amiăng cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Những công nhân làm việc với amiăng cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn làm việc để tránh bị hít phải bụi amiăng.
Những nghiên cứu khác cho rằng bị nhiễm một số loại virus hoặc chế độ ăn thiếu vitamin A cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Một yếu tố nguy cơ khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
Các triệu chứng
Các triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của khối u và vị trí của nó ở thanh quản. Các triệu chứng bao gồm:
Nói khàn hoặc thay đổi giọng nói.
Khối u ở cổ
Đau họng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng
Ho kéo dài
Khó thở, thở kém
Đau tai
Gầy sút cân
Các triệu chứng này có thể do ung thư khác gây ra hoặc do bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Chỉ có các bác sỹ mới có thể khẳng định được điều này.
Chẩn đoán
Khi có biểu hiện một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản, các bác sỹ sẽ cho làm một vài hoặc tất cả các xét nghiệm sau:
Khám lâm sàng: Các bác sỹ sẽ khám cổ của bạn và kiểm tra tuyến giáp, thanh quản và các hạch vùng để tìm các khối u hoặc các chỗ phồng bất thường. Để nhìn thấy họng của bạn các bác sỹ có thể phải đè lưỡi của bạn xuống.
Nội soi thanh quản gián tiếp: Các bác sỹ sử dụng một gương nhỏ dài để kiểm tra thanh quản của bạn tìm kiếm những vùng bất thường và kiểm tra hai dây thanh âm có di động bình thường hay không. Khám nghiệm này sẽ không gây đau. Bác sỹ có thể sẽ xịt vào họng của bạn một loại thuốc gây tê tại chỗ giúp bạn tránh bị phản xạ nôn oẹ. Khám nghiệm này được làm tại phòng của bác sỹ.
Soi thanh quản trực tiếp: Các bác sỹ sẽ đặt qua mũi hoặc miệng của bạn một ống mỏng có đèn sáng được gọi là ống soi thanh quản. Khi ống soi này đi đến họng của bạn, họ có thể nhìn thấy các vùng mà họ không nhìn thấy được trên gương. Gây tê tại chỗ giúp làm giảm sự khó chịu và chống lại sự nôn oẹ. Bạn cũng có thể được sử dụng một thuốc an thần nhẹ giúp cho bạn đỡ căng thẳng. ĐôI khi bác sỹ có thể sử dụng thuốc gây tê toàn thân giúp cho bệnh nhân ngủ. Khám nghiệm này có thể được làm tại phòng của bác sỹ, ở phòng khám ngoại trú hoặc trong bệnh viện.
Chụp cắt lớp vi tính: máy tia X sẽ được nối với máy tính sẽ chụp hàng loạt các hình ảnh chi tiết của vùng cổ. Bạn có thể phảI tiêm một chất nhuộm màu đặc biệt giúp cho thanh quản của bạn sẽ hiện rõ lên trên hình ảnh. Nhờ biện pháp chụp cắt lớp vi tính các bác sỹ có thể nhìn rõ các khối u vùng thanh quản hoặc các vị trí khác ở cổ của bạn.
Giải phẫu bệnh: Nếu một trong các xét nghiệm trên xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bác sỹ có thể lấy đI một mảnh nhỏ tổ chức để làm xét nghiệm. Việc lấy đI một mảnh nhỏ này được gọi là làm giảI phẫu bệnh. Khi làm giải phẫu bệnh, bạn có thể được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân và các bác sỹ lấy mảnh bệnh phẩm qua nội soi thanh quản. Sau đó nhà giảI phẫu bệnh sẽ nhìn vào mảnh bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử để tìm các tế bào ác tính. GiảI phẫu bệnh là cách duy nhất để khẳng định khối u là ác tính hay không.
Khi cần được làm giảI phẫu bệnh, bạn có thể hỏi bác sỹ các câu hỏi sau:
TôI sẽ được làm loại giải phẫu bệnh gì? Tại sao?
Khám nghệm này kéo dàI bao lâu? Tôi sẽ tỉnh chứ ? Nó có gây đau không?
Trong bao lâu tôI sẽ được biết kết quả?
Có những nguy cơ rủi ro nào không ? Có nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm khuẩn không ?
Nếu tôI bị ung thư, ai sẽ nói chuyện với tôI về biện pháp điều trị,  khi nào?
Đánh giá giai đoạn
Để lập được một kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sỹ của bạn cần phải đánh giá giai đoạn, sự lan rộng của khối u. Để đánh giá giai đoạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng xem ung thư đã lan rộng hay chưa, nếu đã lan rộng thì lan đến bộ phận nào của cơ thể. Các bác sỹ có thể chụp Xquang thường hoặc chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định xem khối u đã lan tràn ra hạch vùng, các vị trí khác ở vùng cổ hoặc di căn xa.
Điều trị
Những bệnh nhân bị mắc ung thư thanh quản luôn mong muốn có vai trò chủ động trong việc quyết định chiến lược chăm sóc sức khoẻ của họ. Đó là điều tất nhiên khi bạn  mong muốn được biết về căn bệnh và sự lựa chọn điều trị của mình. Tuy nhiên, sau khi được chẩn đoán ung thư, bạn sẽ bị choáng và áp lực sẽ làm bạn khó nhớ được mình sẽ hỏi bác sỹ các vấn đề gì. Sau đây là một vài ý tưởng có thể giúp được bạn:
Tạo một danh sách hàng loạt các câu hỏi.
Ghi lại các điểm cần lưu ý trong cuộc hẹn với bác sỹ.
Hỏi ý kiến bác sỹ liệu bạn có thể ghi âm cuộc đàm thoại hay không.
Yêu cầu một người trong gia đình hoặc một người bạn đi cùng với bạn.
Bác sỹ của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn đến các chuyên gia điều trị ung thư thực quản như phẫu thuật viên tai mũi họng, các bác sỹ xạ trị ung thư hoặc các bác sỹ điều trị nội khoa ung thư. Bạn cũng có thể yêu cầu bác sỹ của bạn giới thiệu bạn chuyển đi. Quá trình điều trị sẽ bắt đầu trong vòng vài tuần sau chẩn đoán. Đây thường là thời gian giúp bạn nói chuyện với bác sỹ của bạn về sự lựa chọn điều trị, tham khảo ý kiến thứ 2 thu thập thêm nhiều thông tin về căn bệnh trước khi có quyết định điều trị.
Tham khảo ý kiến thứ hai
Trước khi bắt đầu điều trị, có thể bạn cần tham khảo ý kiến thứ hai về kế hoạch chẩn đoán và điều trị. Một vài công ty bảo hiểm yêu cầu có nguồn thông tin thứ hai, một số công ty khác có thể sẽ chi trả cho bạn nếu bạn hoặc bác sỹ của bạn yêu cầu. Có một số cách để tìm  bác sỹ cho bạn ý kến thứ hai:
Bác sỹ của bạn có thể giới thiệu bạn hoặc bản thân bạn có thể yêu cầu bác sỹ cho gặp một hoặc nhiều chuyên gia. ở các trung tâm ung thư, các chuyên gia có thể cùng làm việc với nhau thành một nhóm. Nhóm này có thể bao gồm các phẫu thuật viên, bác sỹ xạ trị, bác sỹ nội khoa ung thư, bác sỹ giải phẫu bệnh, và bác sỹ dinh dưỡng và bạn có thể gặp được tất cả các bác sỹ cùng một lúc.
Chuẩn bị điều trị
Bác sỹ có thể sẽ mô tả cho bạn các lựa chọn điều trị và kết quả mà bạn có thể đạt được sau mỗi cách điều trị. Bạn cũng có thể mong muốn được biết các biện pháp điều trị này có thể ảnh hưởng đến hình dáng, giọng nói và hơi thở của bạn thế nào. Bạn và bác sỹ của bạn có thể cùng làm việc để phát triển kế hoạch điều trị phù hợp.
Sự lựa chọn điều trị phụ thuộc vào số lượng các yếu tố nguy cơ, bao gồm: tình trạng chung cơ thể, vị trí khối u trên thanh quản, kích thước khối u, sự lan tràn của khối u.
Bạn có thể hỏi về việc tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu các phương pháp điều trị mới. Các thử nghiệm lâm sàng là một sự lựa chọn rất quan trọng. Các bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm này có cơ hội đầu tiên được hưởng quyền lợi từ các biện pháp điều trị mới có nhiều hứa hẹn từ các nghiên cứu trước đó.
Nếu bạn hút thuốc lá, cách tốt nhất để chuẩn bị cho điều trị là ngừng hút thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị sẽ có kết quả tốt hơn ở những bệnh nhân không hút thuốc.
Các biện pháp điều trị
Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật hoặc hoá chất đơn thuần hay kết hợp.
Xạ trị là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia X tấn công vào khối u và tổ chức xung quanh. Đây là biện pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới các tế bào trong trường chiếu. Một đợt điều trị kéo dài 5 ngày một tuần trong 5 đến 8 tuần.
Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị đơn thuần hay kết hợp phẫu thuật hoặc hoá chất.
Xạ trị đơn thuần: Điều trị cho các khối u nhỏ hoặc các bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật.
Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật. Với những khối u tái phát sau phẫu thuật thường được điều trị tia xạ.
Xạ trị kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.
Sau tia xạ có nhiều bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tạm thời bằng ống thông dạ dày.
Điều trị phẫu thuật là biện pháp sử dụng tia laser nhằm lấy bỏ khối u trong khi bệnh nhân được gây mê. Cách thức phẫu thuật chủ yếu dựa vào kích thước và vị trí khối u. Có nhiều loại phẫu thuật ung thư hạ họng thanh quản:
Cắt toàn bộ thanh quản. 
Cắt một phần thanh quản:
Cắt thanh quản trên thanh môn: là phẫu thuật lấy bỏ phần trên thanh quản và vùng thượng thanh môn.
Cắt dây thanh âm: lấy bỏ một hoặc hai dây thanh âm
Đôi khi phẫu thuật viên cũng lấy bỏ cả những khối hạch vùng cổ. Phương pháp này được gọi là nạo vét hạch. Phẫu thuật viên nhiều khi cũng cắt cả tuyến giáp.
Trong cuộc mổ ung thư thanh quản, phẫu thuật viên có thể cần phải mở khí quản. ống mở khí quản là một đường dẫn khí mới đi qua một lỗ mở ở phía trước cổ. Không khí sẽ vào và đi ra khỏi khí quản và phổi thông qua lỗ mở này. ống mở khí quản hay giúp đường dẫn khí mới luôn mở. Đối với một số bệnh nhân, lỗ mở khí quản chỉ là tạm thời. Nó chỉ cần thiết cho tới khi bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật. Các thông tin sẽ được cung cấp thêm ở phần “Chung sống với mở khí quản”
Sau phẫu thuật một số bệnh nhân có thể cần một ống nuôi dưỡng tạm thời.
Hoá trị liệu ung thư là việc sử dụng các thuốc diệt tế bào ung thư. Các bác sỹ có thể điều trị một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Các thuốc được sử dụng trong ung thư thanh quản thường dùng đường tiêm tĩnh mạch bơm trực tiếp vào hệ tuần hoàn vào phân bố đến khắp nơi trên cơ thể.
Có nhiều cách sử dụng hoá chất trong ung thư thanh quản:
Trước phẫu thuật hoặc xạ trị: Trong một vài trường hợp, các thuốc được đưa vào với mục đích làm lỏng các khối u kích thước lớn trước phẫu thuật hoặc xạ trị.
Sau phẫu thuật và xạ trị: Hoá chất có thể được sử dụng để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Hoá chất cũng được sử dụng cho các khối u đã lan tràn.
Thay thế phẫu thuật: Hoá chất có thể được sử dụng cùng với xạ trị để thay thế phẫu thuật. Thanh quản không bị cắt bỏ và giọng nói vẫn được giữ nguyên.
Các tác dụng phụ của điều trị ung thư
Điều tị tia xạ
Các bệnh nhân được điều trị bằng tia xạ có thể bị một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau:
Khô miệng: Uống nhiều nước có thể giúp ích cho bạn. Một số bệnh nhân sử dụng nước bọt nhân tạo qua một ống xịt hoặc vắt.
Đau họng và miệng: Nhân viên chăm sóc y tế của bạn có thể xoa  giúp làm đau.
Chảy máu khi chăm sóc răng miệng: Rất nhiều bác sỹ khuyên bệnh nhân đến khám nha sỹ trước khi điều trị xạ trị.
Sâu răng: Chăm sóc răng miệng tốt có thể giữ cho răng lợi của bạn được khoẻ và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn thấy khó khăn khi đánh răng như bình thường, bạn có thể sử dụng miếng vải mềm hoặc bàn chải đánh răng mềm hoặc bàn chải với miếng bông mềm thay vì các sợi lông bàn chải.Việc sử dụng kem đánh răng có fluor rất hữu ích.
Thay đổi mùi vị: Trong suốt quá trình điều trị tia xạ, thức ăn có thể sẽ có mùi khác.
Mệt mỏi: Trong suốt quá trình điều trị bạn sẽ trở nên rất mệt mỏi, đặc biệt vài tuần sau điều trị. Nghỉ ngơi rất quan trọng nhưng các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân giữ được hoạt động tối đa có thể.
Thay đổi chức năng giọng nói: Vào cuối ngày, giọng nói của bạn có thể trở nên yếu. Nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết. Phồng thanh quản do tia xạ có thể làm cho bạn có cảm giác thay đổi giọng nói và có khối u ở họng. Bác sỹ điều trị có thể cho bạn dùng thuốc làm giảm sự sưng nề này.
Thay đổi vùng da điều trị: Da vùng điều trị có thể trở nên đỏ và khô. Chăm sóc da tốt là rất quan trọng trong thời gian này. Cố gắng để da vùng này lộ nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tránh mặc quần áo chật, không chà sát vào vùng da được điều trị. Không nên đắp bất kì một thứ gì lên da bệnh nhân trước khi điều trị tia xạ. Hơn nữa, bạn không bao giờ được sử dụng sữa hoặc kem bôi mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Phẫu thuật
Các bệnh nhân được điều trị phẫu thuật có thể gặp các tác dụng phụ sau:
Đau: Bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu trong vòng mấy ngày đầu sau mổ. Tuy nhiên thuốc giảm đau sẽ có tác dụng. Bạn nên cảm thấy thoải mái khi đề cập đến chuyện giảm đau với bác sỹ và y tá chăm sóc bạn.
Mệt mỏi do mất năng lượng: Bạn sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và yếu sau phẫu thuật.  Thời gian phục hồi sau mổ khác nhau đối với từng bệnh nhân.
Sưng đau họng: trong một vài ngày sau phẫu thuật, bạn sẽ không thể nào ăn uống và nuốt được. Đầu tiên bạn sẽ được tiếp nước qua đường tĩnh mạch đặt ở tay. Trong vòng một hoặc hai ngày tiếp theo, bạn sẽ ăn và uống qua một ống nuôi dưỡng được đặt trong quá trình phẫu thuật đi từ mồm hoặc mũi đến dạ dày của bạn. ống nuôi dưỡng sé được lấy bỏ khi bạn hết sưng nề và vùng tổn thương bắt đầu lên sẹo. Đầu tiên có thể bạn sẽ nuốt khó khăn và bạn có thể sẽ cần sự giúp đỡ của y tá. Sau một thời gian ngắn bạn sẽ ăn uống đều đặn hơn.
Nếu bạn phải dùng ống nuôi dưỡng hơn 1 tuần, bạn có thể phải dùng một ống đi trực tiếp vào dạ dày. Phần lớn các bệnh nhân sẽ trở lại ăn đồ ăn cứng bằng miệng, nhưng có một số rất ít bệnh nhân phải sử dụng ống nuôi dưỡng vĩnh viễn.
Tăng tiết dịch nhầy: sau phẫu thuật và đường dẫn khí thường tăng tiết dịch. Để loại bỏ chúng, một ống nhựa sẽ được đưa vào khí quản sau đó bệnh nhân sẽ tự ho và hút đờm qua ống mở khí quản mà không cần y tá.
Mệt mỏi: Sau phẫu thuật, một phần của cổ và họng bị tê bì do việc cắt bỏ các dây thần kinh. Hơn nữa vai cổ, cánh tay bị yếu đi và cứng do đó bệnh nhân cần được phục hồi chức năng.
Thay đổi hình dạng bên ngoài: vùng cổ bị nhỏ đi và có sẹo, do đó một số bệnh nhân sử dụng áo cao cổ để che.
Mở khí quản: Sau phẫu thuật ở vùng thượng thanh môn hoặc một phần thanh quản, bệnh nhân sẽ được mở khí quản tạm thời. Sau một thời gian hồi phục ống này được lấy bỏ. Sau đó bệnh nhân sẽ thở và nói như tự nhiên. Với một số bệnh nhân sẽ bị nói khàn hoặc yếu. Với phẫu thuật cắt thanh quản toàn bộ, ống mờ khí quản là vĩnh viễn, bệnh nhân cần được học cách nói mới.
Điều trị hoá chất: Tác dụng phụ của điều trị hoá chất phụ thuộc vào loại thuốc và liều sử dụng. Nhìn chung các thuốc điều trị ung thư tác dụng lên các tế bào phân chia nhanh như:
Tế bào máu: là những tế bào giúp cơ thể chống nhiễm trùng, tạo cục máu đông và chuyên chở oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào máu bị ảnh hưởng, cơ thể sẽ dễ bị nhiếm khuẩn, dễ chảy máu, và mệt mỏi.
Tế bào vùng chân tóc: hoá chất gây rụng tóc nhưng chỉ tạm thời và tóc sẽ mọc trở lại sau điều trị, tuy nhiên tóc có thể bị đổi màu và gẫy rụng.
Tế bào ống tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng bởi hoá chất gây nôn, buồn nôn, ỉa chảy hoặc đau miệng. Phần lớn các dụng phụ trên có thể được kiểm soát bởi những thuốc thế hệ mới.
Dinh dưỡng
Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản không còn cảm giác ngon miệng, sau miệng và thay đổi vị giác và khứu giác. Do đó lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Dinh dưỡng tốt đảm bảo đủ năng lượng và protein giúp bệnh nhân không bị gầy sút cân, phục hồi sức khoẻ và hàn gắn vết thương. ăn uống khó khăn có thể do khô miệng do tia xạ, do đó bệnh nhân muốn ăn đồ lỏng, ẩm với nước sốt, cháo, súp và sữa sẽ dễ nuốt hơn. Các y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn thức ăn phù hợp.  
Sau phẫu thuật hoặc xạ trị, một số bệnh nhân được đặt sông dạ dày. Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường. Các y tá sẽ giúp đỡ bệnh nhân học nuốt trở lại. Một số bệnh nhân thấy nuốt chất lỏng dễ hơn, một số khác thì ngược lại, do đó bản thân bệnh nhân sẽ tìm được cách ăn phù hợp cho chính mình.
Chăm sóc sau mở khí quản
Khắc phục các thay đổi do ung thư thanh quản mang lại là rất khó khăn và là thách thức lớn. Các nhân viên y tế sẽ cố gắng giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh nhất.
Bệnh nhân sẽ được học cách tự chăm sóc sau mở khí quản:
Khi nằm viện, bệnh nhân được học cách làm sạch ống mở khí quản, hút đườm dãi và chăm sóc vùng da xung quanh.
Nếu không khí quá khô và lạnh về mùa đông, phổi và đường dẫn khí tiết nhiều dịch hơn, vùng da xung quanh mở khí quản có thể bị đau. Chăm sóc vùng da xung quanh lỗ mở khí quản và sử dụng máy điều hoà độ ẩm ở nhà và nơi làm việc có thể làm giảm được các triệu chứng này.
Sẽ rất nguy hiểm nếu để nước vào phổi qua lỗ mở khí quản,sử dụng một tấm chắn nhựa hoặc vải sẽ giúp ngăn nước vào trong khi tắm hoặc rửa mặt. Một số dụng cụ che phủ ống mở khí quản chuyên dụng giúp giữ đọ ẩm trong và xung quanh ống mở khí quản, giúp lọc bỏ khói, bụi trong không khí trước khi vào đường dẫn khí. Ngoài ra chúng sẽ giữ các chất tiết của đường dẫn khí không bị bắn ra khi bệnh nhân ho hoặc khạc.
Khi cạo râu, bệnh nhân cần lưu ý rằng cổ có thể bị cứng trong vòng vài tháng sau phẫu thuật. Tốt nhất nên sử dụng dao cạo râu nhựa tránh làm tổn thương da.
Bệnh nhân có sử dụng ống mở khí quản có thể làm hầu hết tất cả mọi công việc đã từng làm trước đó, tuy nhiên khi làm công việc nặng sẽ khó khăn do họ không giữ được hơi. Ngoài ra họ không thể tham gia bơi lội và các môn thể thao dưới nước khi không có các phương tiện bảo hộ đặc biệt.
Một số bệnh nhân cảm thấy lo sợ về những ảnh hưởng trong quan hệ tình cảm. Các chuyên gia tư vấn hoặc các tổ chức khác có thể giúp ích nhiều cho họ.


CÁC MỨC ĐỘ CẮT THANH QUẢN:
Cắt dây thanh (Cordectomy)
Cắt thanh quản bán phần dọc (Vertical laryngectomy):
-  Cắt thanh quản bán phần trán bên (Fronto-lateral partial laryngectomy)
-  Cắt thanh quản bán phần trán trước kéo trượt nắp thanh thiệt (Fronto-anterior partial laryngectomy with epiglottoplasty - phẫu thuật Kampic -Tucker)
Cắt thanh quản bán phần ngang
-   Cắt thanh quản bán phần trên sụn nhẫn treo nhẫn-móng-thanh thiệt CHEP (cricoidhyoidoepiglottopexy)
-  CHP ( Cricoidhyoidopexy)
Cắt thanh quản toàn phần: Được chỉ định ung thư thanh quản (T3,T4)
Cắt thanh quản toàn phần kết hợp với nạo vét hạch chức năng hay tận gốc





Ung Thư Thanh Quản (Larynx Cancer)


I-Đại cương:

A-Nhắc lại về giải phẫu:

Thanh quản có dạng ống hình lăng trụ tam giác tạo thành bởi sụn giáp (thyroid cartilage) và sụn nhẫn (cricoid cartilage). Góc nhị diện phía trước giống như gáy của một cuốn sách đang mở, dễ nhìn thấy hơn ở nam giới (quả táo Adam). Lỗ trên của ống có nắp đậy bảo vệ thanh quản, không cho thức ăn, thức uống rơi xuống phổi, gọi là thanh thiệt (epiglottis). 1/4 dưới của ống có một chỗ hẹp tạo ra bởi hai thanh đai hai bên, còn gọi là dây thanh (glottis, vocal cords), gồm niêm mạc, cân và cơ. Dây thanh là bộ phận di động, khép lại khi phát âm, mở ra khi hít thở. Lỗ dưới của thanh quản tương ứng với sụn nhẫn, nối với sụn khí quản (tracheal cartilage).
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x480.

H1-Giải phẫu vùng mũi, hầu, họng, thanh quản

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x466.

H2-Giải phẫu học thanh quản

B-Các chức năng của thanh quản:

+Thanh quản tham gia vào chức năng hô hấp: Dẫn không khí ra vào phổi.
+Chức năng bảo vệ đường hô hấp: Tạo phản xạ ho, sặc khi có vật lạ rơi vào thanh quản, nhằm tống vật lạ ra ngoài.
+Chức năng phát âm: Phát âm được thực hiện khi luồng không khí đi qua khe thanh môn tạo ra sự rung sóng niêm mạc, áp lực không khí ở hạ thanh môn tạo ra cường độ cho tiếng nói, nhờ có những thần kinh điều khiển các cơ làm thay đổi tần số, âm sắc tiếng nói. Tiếng nói muốn được hoàn chỉnh phải đi qua các bộ phận như họng, mũi xoang, miệng, lưỡi, răng, môi, khi đó tiếng nói mới có những âm sắc đặc trưng cho từng cá nhân. Khi dây thanh bị thương tổn, sẽ gây khàn tiếng hoặc có khi mất hẳn tiếng.

C-Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam.

+Trong phạm vi Tai Mũi Họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.
+Về giới tính: Nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ lệ khoảng 10/1. Nhiều giả thiết cho rằng phụ nữ ít bị bệnh này hơn so với nam giới là do họ ít tiếp xúc với các yếu tố liên quan đến bệnh sinh
+Tuổi thường gặp:
-từ 50-70 tuổi (72%),
-từ 40-50 tuổi ít hơn (12%).
-Riêng với phụ nữ bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn.
+Ung thư thanh quản là 1/17 bệnh trong danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin mà Bộ Y tế vừa ban hành tại Quyết định số 09/2008
+Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới thì ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư thường gặp.
+Ung thư thanh quản là các khối u ác tính xuất phát từ nội thanh quản gồm 3 tầng: mặt dưới thanh thiệt, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, dây thanh và hạ thanh môn hoặc ở vùng bờ thành thanh quản.
+Khi khối u lan rộng vượt ngoài phạm vi các vị trí trên vào hạ họng thì gọi là ung thanh quản hạ họng
+Vị trí thường gặp của ung thư thanh quản là dây thanh chiếm tới 70% trong tổng số ung thư thanh quản nói chung.
+Khi khám thấy khối u có dạng sùi, có thể là loét, bạch sản (leucoplakia).
+Các u lành tính của thanh quản cũng dễ ung thư hoá nhất là loại u nhú thanh quản ở người lớn, chiếm một tỉ lệ khá cao.
+Về giải phẫu bệnh: Quan sát dưới kính hiển vi, thấy tuyệt đại đa số ung thư thanh quản là ung thư biểu mô (tế bào vảy), còn ung thư mô liên kết (sarcôm) rất hiếm gặp chỉ khoảng 0,5% các trường hợp (Leroux Robert và Petit), vì vậy nội dung phần này chủ yếu đề cập đến ung thư biểu mô thanh quản.
Các thể viêm thanh quản mạn tính như tăng sản (hyperplasie) tăng sừng hoá, bạch sản, u nhú dây thanh dễ bị ung thư hoá, vì vậy các thể này còn được gọi là trạng thái tiền ung thư.

II. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:


H3-Hút thuốc lá, nguy cơ gây ung thư thanh quản

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng người ta đề cập tới các yếu tố sau có thể liên quan tới bệnh sinh như:
+Thuốc lá, rượu, phối hợp rượu-thuốc lá càng làm tăng nguy cơ. Nhiều tác giả cho rằng thuốc lá là một yếu tố quan trọng góp phần phát sinh ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi
+Yếu tố nghề nghiệp: ảnh hưởng của nghề nghiệp làm việc trong nhà máy hóa chất, phải tiếp xúc với các chất khí, bụi bẩn mỏ có nickel, amiante, chrome...
+Các yếu tố kích thích: của vi khí hậu
+Đã xạ trị vùng trước cổ (ví dụ xạ trị ung thư tuyến giáp).
+Viêm thanh quản mạn tính (tiền đề ung thư hoá).
+Nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng dai dẳng, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin...
+Một mẫu số chung cho nhiều trường hợp ung thư thực quản là bệnh nhân thường có tiền sử trào ngược dạ dày-thực quản (hay còn gọi là hiện tượng ợ chua, ợ nóng). Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) sẽ sinh ra viêm nhiễm rất rõ. Khi ăn xong, cơ thắt tâm vị không thắt chặt lại được, thức ăn bị đẩy ngược lên, dịch dạ dày trào lên thực quản, thanh quản. Axid trong dịch dạ dày tác động mạnh lên niêm mạc thanh quản, vốn không có cấu trúc đặc biệt để bảo vệ khỏi tác động của loại axid này. Kết quả là người bệnh dễ bị viêm thực quản, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản kéo dài.

III. Giải phẫu bệnh lý:

A-Đại thể:

Thường hay gặp 3 hình thái sau:
+Hình thái tăng sinh: Bề ngoài giống như u nhú, một số trường hợp giống như polyp có cuống.
+Hình thái thâm nhiễm xuống phía sâu: Bề ngoài niêm mạc có vẻ nguyên vẹn, đôi khi có hình như núm vú, niêm mạc vùng này bị đẩy phồng lên và ít di động.
+Hình thái loét thường có bờ không đều, chạm vào dễ chảy máu. Nhưng hay gặp là thể hỗn hợp vừa tăng sinh vừa loét, hay vừa loét vừa thâm nhiễm.
B-Vi thể:
+Phần lớn ung thư thanh quản thuộc loại ung thư biểu mô lát, gai có cầu sừng chiếm 93% hoặc á sừng, sau đó là loại biểu mô tế bào đáy, loại trung gian và biểu mô tuyến.
+U biệt hoá hiếm gặp ở ung thư thanh quản. Về lâm sàng, loại này tiến triển nhanh nhưng lại nhạy cảm với xạ trị.

IV. Lâm sàng: 

Tùy thuộc vị trí và độ lan rộng của khối u.

a-Ung thư thượng thanh môn (supraglottis) hay tiền đình thanh quản.

-Thường phát sinh cùng một lúc ở cả băng thanh thất và mặt dưới của thanh thiệt. U sẽ lan nhanh sang phía đối diện. Nẹp phễu thanh thiệt và vùng sụn phễu bên bệnh thường to phồng lên do bị u thâm nhiễm hoặc do phù nề. Ở giai đoạn đầu, đáy băng thanh thất và dây thanh còn bình thường. Mắt thường rất khó đánh giá chính xác độ thâm nhiễm vào phía sâu, vì vậy cần phải chụp CT Scan mới đánh giá được hố trước thanh thiệt.
-Ung thư xuất phát từ thanh thất Morgagni thường là thể tăng sinh hay loét và thường bắt đầu từ phía đáy thanh thất hay thanh thiệt. Nhìn chung thể loét lan rất nhanh vào các vùng lân cận, xuống dưới dây thanh và hạ thanh môn, lên trên băng thanh thất, ra ngoài sụn giáp có khi xâm lấn cả sụn phễu.
Loại này chiếm khoảng 8-10% ung thư thanh quản. Các triệu chứng thường xuất hiện muộn do vị trí ung thư ở trong lòng thanh thất. Khi bệnh nhân khàn tiếng khi u lan vào niêm mạc dây thanh và sụn phễu. Nuốt đau xảy đến ở giai đoạn muộn do u lan vào họng, thanh quản

b-Ung thư thanh môn (glottis=dây thanh)

Là loại hay gặp nhất và thương tổn u thường còn giới hạn ở mặt trên hay bờ tự do của dây thanh nếu phát hiện sớm.
-Thường gặp thể tăng sinh, hiếm gặp thể thâm nhiễm hoặc loét.
-Do triệu chứng khó phát âm xuất hiện sớm nên bệnh nhân thường đến khám sớm hơn các loại ung thư khác. Thường gặp là rối loạn giọng nói, giọng khàn, cứng, kéo dài với mức độ tăng dần. Điều trị nội khoa không đỡ, tăng dần đến mức độ nói rất khàn, nói mệt và kèm các dấu hiệu ho kích thích, ho ra đờm có mùi rất hôi.
-Ung thư dây thanh tiến triển tương đối chậm, thường sau nhiều tháng, có khi một năm, bởi vì mô liên kết dưới niêm mạc của dây thanh thường dày đặc và màng lưới bạch mạch rất thưa thớt. Mô u lan dần dần từ mặt trên của niêm mạc xuống lớp sâu và sau đó mới bắt đầu phát triển nhanh xuống vùng hạ thanh môn và lên băng thanh thất.
-Các dấu hiệu xuất hiện muộn: Ho khạc đờm nhày lẫn máu, đau vùng cổ, trước thanh quản, có thể đau lan lên tai, khó chịu ở họng, cảm giác như có dị vật, khó thở thanh quản; khi khối u lan rộng che lấp lòng thanh quản, rối loạn về nuốt; có khi khối u lan ra ngoài thanh quản đến hạ họng gây ra nuốt vướng, nghẹn, đau, nuốt tắc.
-Ung thư biểu mô của dây thanh thường khu trú ở một bên khá lâu rồi mới lan sang phía dây thanh đối diện.

c-Ung thư hạ thanh môn (subglottis):

Ít gặp hơn so với hai loại trên nhưng khám, phát hiện cũng khó khăn hơn. Muốn xác định, phải soi thanh quản trực tiếp và chụp cắt lớp. Loại này thường gặp là thể thâm nhiễm và thường ở phía dưới dây thanh, vì vậy được cánh sụn giáp làm vật chắn, nên u khó lan ra ngoài. U thường bắt đầu từ mặt dưới dây thanh và lan rộng xuống phía dưới niêm mạc, thâm nhiễm vào phía sâu, nhưng bờ tự do của dây thanh vẫn bình thường, vì vậy nếu sinh thiết soi qua gián tiếp, ít khi lấy được chính xác thương tổn u mà phải soi thanh quản trực tiếp, thậm chí có khi phải mở sụn giáp (thyrotomy).
-Ung thư thường phát triển nhanh sang phía đối diện vượt qua mép trước thanh quản, sau đó lan xuống dưới sụn nhẫn. Có trường hợp u lan xuyên qua màng giáp nhẫn hoặc thâm nhiễm ra phía mặt sụn nhẫn. Thường gặp là u lan lên trên và ra sau khớp nhẫn phễu làm cho dây thanh bị cố định

A-Các triệu chứng lâm sàng của ung thư thanh quản:

Tuỳ theo vị trí của ung thư khác nhau mà các triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau, kể cả thời gian xuất hiện.

1-Triệu chứng cơ năng:

-Khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng.
-Khó thở xuất hiện và tăng dần. Mặc dù triệu chứng này đã có từ lâu nhưng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thích ứng được, sau đó xuất hiện từng cơn khó thở, nguy kịch nhất là khi bị kích thích dẫn đến co thắt thanh quản, đôi khi đi kèm với bội nhiễm thứ phát (đợt viêm cấp do cảm cúm, phù nề do tia xạ) thì khó thở nặng.
-Ho: Cũng là triệu chứng thường gặp nhưng kín đáo và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
-Thở hôi: Do mô ung thư loét hoại tử
-Đau: Chỉ xuất hiện khi khối u đã lan đến bờ trên của thanh quản, nhất là khi khối u đã bị loét. Đau thường lan lên tai và đau nhói lúc nuốt.
-Đến giai đoạn muộn thì xuất hiện nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa. Ở giai đoạn này, tổng trạng cũng bị ảnh hưởng.

2-Tóm tắt về các triệu chứng điển hình giúp phát hiện ung thư thanh quản

Các dấu hiệu chung giúp phát hiện ung thư thanh quản, hạ họng tùy thuộc vào vị trí và sự lan tràn của khối u, bao gồm:
- Đối với ung thư thanh quản: Khàn tiếng kéo dài là dấu hiệu quan trọng nhất. Khó thở khi khối u đã to. Nếu khối u lan vào hạ họng sẽ có thêm các triệu chứng của ung thư hạ họng và được gọi là ung thư thanh quản - hạ họng.
- Đối với ung thư hạ họng: nuốt khó, nuốt đau, đau tai phản xạ. Nếu khối u lan vào thanh quản sẽ có thêm các triệu chứng của ung thư thanh quản và được gọi là ung thư hạ họng - thanh quản.
- Chung cho 2 loại ung thư: hạch cổ, hơi thở hôi, thể trạng gầy sút.

Cần cảnh giác khi các dấu hiệu trên xuất hiện ở nam giới lớn tuổi, nghiện thuốc lá-rượu, không đáp ứng với các điều trị thông thường.

B-Khám lâm sàng:

Thăm khám lâm sàng:
+Nhìn, sờ vùng trước thanh quản, sụn giáp. Ở giai đoạn khối u lan rộng ra trước thấy vùng cổ trước cứng như mai rùa và mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản.

+Soi thanh quản tìm u sùi, loét, thâm nhiễm, bạch sản sừng hóa trắng, u nhú... Đánh giá độ lan rộng của khối u vào hạ họng hay miệng thực quản.

+Khám toàn thân tìm tình trạng nhiễm độc của ung thư, có kèm khối u thứ 2 (secondary tumor) hay không, khó thở, tím tái, co kéo cơ hô hấp

+Thăm khám thanh quản chú ý các tổn thương sùi, loét hay thâm nhiễm sừng hóa, bạch sản trắng của dây thanh và sự di động của sụn phễu. Khi khối u lan rộng ra hạ họng được gọi là ung thư thanh quản hạ họng (subglottic larynx cancer).

-Ung thư biểu mô dây thanh: ở giai đoạn đầu u thường khu trú ở một bên dây thanh dưới hình thức một nụ sùi nhỏ hoặc thâm nhiễm nhẹ và hay gặp ở nửa trước dây thanh hoặc mép trước.
Di động của dây thanh ở giai đoạn đầu nếu là thể tăng sinh thì chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu là thể thâm nhiễm thì di động bị hạn chế nhẹ.
Sự đánh giá độ di động của dây thanh rất có ý nghĩa trong chỉ định điều trị

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1400x520.

H4-Ung thư dây thanh (glottic cancer) trước (T) và sau phẫu thuật (P)

- U ở hạ thanh môn (subglottic): trước hết dây thanh di động bị hạn chế rồi lan ra quá đường giữa nên dễ nhầm với một u của thanh môn.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1400x520.

H5-Ung thư hạ thanh môn, trước (T) và sau phẫu thuật (P)

- U ở thượng thanh môn (supraglottic): ít khi phát hiện được ở giai đoạn sớm, băng thanh thất phù nề che lấp dây thanh cùng bên, niêm mạc dày cộm lên, chắc cứng, sau đó loét lan nhanh ra nẹp phễu thanh thiệt và xoang lê. Vì vậy u ở vùng này thường hay gặp ở giai đoạn muộn dưới hình thái thâm nhiễm hay tăng sinh, đôi khi kèm theo loét và lan vào hố trước thanh thiệt.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1400x520.

H6-U ở thượng thanh môn (supraglottic) trước (T) và sau phẫu thuật (P)

- Nếu không được điều trị, ung thư thanh quản thường chỉ kéo dài được một năm hoặc 18 tháng. Tử vong thường do ngạt thở cấp tính, biến chứng viêm phế quản phổi, suy kiệt hay chảy máu ồ ạt.

C-Di căn của ung thư thanh quản:

Hạch cổ: Thường xuất hiện muộn, chủ yếu là nhóm hạch cảnh giữa.
- Hạch cổ: Tuỳ thuộc vào vị trí của thương tổn u, hạch cổ di căn khác nhau vì phụ thuộc vào hệ thống bạch huyết tại chỗ. Hệ thống bạch huyết này thường có 2 mạng lưới phân giới khá rõ rệt: một ở thượng thanh môn, một ở hạ thanh môn, 2 mạng này được phân giới hạn bởi dây thanh. Mạng lưới thượng thanh môn bao gồm bạch mạch từ tiền đình thanh quản đổ về thân bạch mạch, chui qua phần bên của màng giáp móng (thyro-hyoid membrane) và tận cùng ở hạch cảnh trên. Mạng lưới bạch huyết hạ thanh môn cũng khá phong phú tuy ít dày đặc hơn phần thượng thanh môn. Còn tại vùng ranh giới tức dây thanh thì hệ bạch mạch rất nhỏ, nằm rải rác dọc theo dây thanh, sau đó nối với mạng lưới của tiền đình thanh quản hay hạ thanh môn.
Do đó, ung thư vùng thượng thanh môn thường có hạch cổ di căn sớm, trong khi ung thư vùng hạ thanh môn thì di căn xuất hiện muộn hơn. Các hạch vùng này thường ở sâu, nên khám lâm sàng khó phát hiện hơn.
- Theo nhận xét của nhiều tác giả, di căn xa của ung thư thanh quản ít gặp hơn di căn của ung thư hạ họng. Thường gặp di căn phổi (4%), sau đó là cột sống, xương, gan, dạ dày, thực quản (1,2%).
Đến nay, vẫn chưa xác định được những yếu tố có liên quan giữa u nguyên phát và di căn xa vào phổi, phế quản, do đó cần thiết phải kiểm tra các thương tổn ở phổi trước khi điều trị ung thư thanh quản.

IV. Chẩn đoán: 

A-Chẩn đoán xác định:

Ung thư thanh quản nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời thì có thể khỏi hẳn với tỉ lệ ngày càng cao. Ung thư thanh môn (dây thanh) thường xuất hiện sớm, với các triệu chứng khó nói, khàn tiếng, nên người bệnh tự đi khám sớm hơn. Ngược lại, đối với ung thư thượng thanh môn và ung thư hạ họng, do các triệu chứng ban đầu khá kín đáo, không rầm rộ, nên người bệnh dễ bỏ qua, không đi khám sớm.
Những trường hợp có thương tổn một bên thanh quản, thương tổn còn rất khu trú, dây thanh di động hơi khác thường thì phải kiểm tra theo dõi sát, làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để loại trừ ung thư.
Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định bao gồm:
+Chụp film cổ nghiêng (giá trị chẩn đoán thấp)
+Chụp tomo thanh quản,
+Chụp CT scanner phát hiện độ mờ, độ lan rộng, phá hủy của u. +Siêu âm vùng cổ để phát hiện hạch cổ to, dính, thâm nhiễm xung quanh;
+Chụp cộng hưởng từ (MRI)
+Sinh thiết tổ chức u để chẩn đoán giải phẫu bệnh, làm hạch đồ xác định tế bào học.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 671x331.

H7-Hình ảnh ung thư thượng thanh môn trên CT scan

B-Chẩn đoán phân biệt:

- Viêm thanh quản mạn tính phì đại,
- Viêm thanh quản thể dày da (pachidermic)
- Loét do tiếp xúc ở mỏm thanh
- Sa niêm mạc thanh thất.
- Trong giai đoạn đầu, về lâm sàng cần phân biệt với lao thanh quản (thể viêm dây thanh hay thể u lao tuberculome). Thể thâm nhiễm ở mép sau rất giống thương tổn lao, tuy nhiên tổn thương do lao rất ít xuất phát từ vị trí này.
- Thương tổn lupus, thường hay gặp ở bờ thanh thiệt và tiền đình thanh quản nhưng có đặc điểm là cùng tồn tại nhiều hình thái bệnh trong một thời điểm (vừa có loét, vừa có thâm nhiễm, vừa có xơ sẹo) nên chẩn đoán phân biệt không khó khăn lắm.
- Giang mai thời kỳ thứ 3, giai đoạn gôm chưa loét cũng dễ nhầm với loại ung thư thâm nhiễm ở vùng thanh thất hay băng thanh thất. Nếu ở giai đoạn đã loét thì cần phân biệt với u tiền đình thanh quản hay ung thư hạ họng thanh quản. Đặc điểm của loét giang mai là bờ loét không đều, loét hình miệng núi lửa, xung quanh rắn, màu đỏ như màu thịt bò, không đau nhiều.
- Dây thanh một bên không di động: cần phân biệt với liệt hồi qui (thần kinh quặt ngược) hoặc viêm khớp nhẫn phễu.
- Với các u lành tính: cần phân biệt với polyp, u nhú vì chúng dễ ung thư hoá, nhất là ở nam giới, cao tuổi. Vì vậy, những trường hợp này cần được khám theo dõi định kỳ, sinh thiết nhiều lần nếu cần thiết.
- Ở giai đoạn muộn, khi các triệu chứng như mất tiếng, khó thở, nuốt khó, hạch cổ cố định v.v. đã rõ ràng, chẩn đoán không gặp khó khăn lắm. Soi thanh quản thấy khối u đã khá rõ, to, choán gần hết vùng thanh quản và có trường hợp đã lan tỏa ra mô lân cận.


VI. Phân loại:


Theo phân loại của Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC): căn cứ độ di động của dây thanh, sự xuất hiện hạch cổ, di căn xa để sắp xếp theo hệ thống T.N.M
T (Tumor): khối u.
- Ung thư thượng thanh môn:

Tis: U tiền xâm lấn.
T1 : U khu trú ở mặt dưới thanh thiệt, hoặc một bên ở nẹp phễu thanh thiệt, hoặc một bên thanh thất, hoặc một bên băng thanh thất.
T2 : U ở thanh thiệt đã lan đến thanh thất hoặc băng thanh thất.
T3 : U như T2 nhưng đã lan đến dây thanh.
T4 : U như T3 nhưng đã lan ra xoang lê, mặt sau sụn nhẫn, rãnh lưỡi thanh thiệt và đáy lưỡi

-U ở thanh môn:

Tis : U tiền xâm lấn.
T1 : U ở một bên dây thanh, dây thanh còn di động bình thường.
T2 : U ở cả hai dây thanh, dây thanh di động bình thường hay đã cố định.
T3 : U đã lan xuống hạ thanh môn hoặc đã lan lên thượng thanh môn.
T4 : Như T1. T2. T3. nhưng đã phá vỡ sụn giáp lan ra da, xoang lê hoặc sau sụn nhẫn.

- U ở hạ thanh môn:

Tis : U tiền xâm lấn.
T1: U khu trú ở một bên hạ thanh môn.
T2 : U đã lan ra cả hai bên của hạ thanh môn.
T3 : U ở hạ thanh môn đã lan ra dây thanh.
T4 : Như T1. T2.T3 nhưng đã lan vào khí quản, ra da hoặc vùng sau sụn nhẫn.

N (Node): hạch cổ.

N0 : Hạch không sờ thấy.
N1 : Hạch một bên còn di động.
N1a : Đánh giá hạch chưa có di căn.
N1b : Đánh giá hạch đã có di căn.
N2 : Hạch đối diện hoặc hạch hai bên còn di động.
N2a: Đánh giá hạch chưa có di căn.
N2b : Đánh giá hạch đã có di căn.
N3 : Hạch đã cố định.

M Metastasis): di căn xa.
M0 : Chưa có di căn xa.
M1 : Đã có di căn xa (phổi, xương, gan)


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 927x451.

H8-Phân giai đoạn ung thư thanh quản

VII. Điều trị:

A-Nguyên tắc điều trị

Phối hợp 4 phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và miễn dịch.

1-Phẫu thuật

- Đối với khối u: Ưu tiên hàng đầu là cắt bỏ rộng khối u cả khối, tôn trọng ranh giới an toàn, kế đến là bảo tồn hoặc phục hồi tái tạo chức năng của vùng họng-thanh quản.
Trường hợp đặc biệt: ung thư 1/3 giữa của một dây thanh còn di động tốt, không có hạch cổ. Điều trị: Cắt dây thanh đơn thuần hoặc xạ trị với 70 Gy, kết quả khoảng 90% sống trên 5 năm.
- Đối với hạch cổ: Phẫu thuật nạo vét hạch cổ cùng một thì với cắt bỏ khối u.

2-Xạ trị

Xạ trị từ xa với 70 Gy ở liều điều trị và 50 Gy ở liều bổ sung.

3-Hóa trị

Hiệu quả của hóa chất trong điều trị ung thư thanh quản-hạ họng vẫn còn đang được tranh cãi.
Hai hóa chất thường được dùng là Cisplatine và 5 Fluoro-uracil, truyền TM, liều lượng 4-6 ngày/ tuần/ 3 tuần.

4-Miễn dịch liệu pháp

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị miễn dịch đặc hiệu đối với 2 loại ung thư này.
Điều trị miễn dịch không đặc hiệu nhằm làm tăng sức đề kháng chung của bệnh nhân.

5-Phương pháp điều trị ngắm trúng đích (Targeted therapy)

Điều trị ngắm trúng đích, dùng thuốc hoặc những chất khác như các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) để xác định và tấn công các tế bào ung thư chuyên biệt mà không gây hại cho các tế bào bình thường. Một số liệu pháp ngắm trúng đích đối với ung thư tế bào vảy (squamous cell cancers) vùng đầu cổ bao gồm cetuximab, bevacizumab, erlotinib, và reovirus.


B-Điều trị và tiên lượng

Giai đoạn sớm: Cắt dây thanh.

Giai đoạn muộn: Cắt thanh quản bán phần, hoặc cắt thanh quản toàn phần. Phẫu thuật nạo vét hạch cổ kèm theo. Xạ trị hậu phẫu. Hóa trị liệu phối hợp. Nâng thể trạng và tình trạng miễn dịch chung.


H9-Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản

Phục hồi giọng nói sau cắt bỏ thanh quản toàn phần có 3 phương pháp:

- Lắp van phát âm khí thực quản.

- Tập nói giọng thực quản.

- Dùng dụng cụ thanh quản điện

Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất là phối hợp phẫu thuật với xạ trị sau mổ. Có 3 phương pháp chủ yếu: xạ trị đơn thuần, phẫu thuật đơn thuần và phối hợp phẫu thuật với xạ trị. Những trường hợp đến khám ở giai đoạn sớm, còn khu trú, chưa có hạch cổ di căn thì có thể phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần.

1-Phương pháp phẫu thuật:

Về nguyên tắc có hai loại, phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, sau phẫu thuật này, người bệnh có thể phát âm thở theo đường sinh lý tự nhiên, còn phẫu thuật tiệt căn hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, sau phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ và phát âm không qua đường sinh lý tự nhiên được (giọng nói thực quản, qua một thiết bị hỗ trợ phát âm hay qua một phẫu thuật để phát âm).
Chọn lựa phương pháp phẫu thuật tuỳ theo vị trí, độ lan rộng của u, tình trạng di căn hạch cổ:
- Cắt bỏ một phần thanh quản.
- Phẫu thuật cắt bỏ thanh thiệt kiểu Huet.
- Cắt thanh quản ngang trên thanh môn kiểu Anlonso.
- Phẫu thuật cắt dây thanh.
- Phẫu thuật cắt thanh quản trán bên kiểu Leroux-Robert.
- Phẫu thuật cắt thanh quản trán trước.
- Cắt nửa thanh quản kiểu Hautant.
- Cắt bỏ thanh quản toàn phần.

2-Phương pháp điều trị bằng tia xạ:

Cho đến nay, việc sử dụng tia xạ để điều trị các khối u ác tính là một trong những biện pháp quan trọng và cơ bản, nhất là đối với các u vùng đầu cổ. Điều trị bằng tia xạ có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là:
-Xạ trị đơn thuần.
-Xạ trị phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hoặc sau phẫu thuật hoặc phối hợp xen kẽ, xạ trị- phẫu thuật- xạ trị (phương pháp sandwich).

3-Các phương pháp điều trị ung thư thanh quản khác:

Ngoài hai phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư thanh quản đã nêu trên thì trong 10 năm gần đây, một số tác giả, chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Mỹ đã phối hợp điều trị hóa chất, nhưng kết quả còn đang bàn cãi.

4-Sau điều trị cần thăm khám định kỳ theo quy định chung của ung thư:

+Khám lại mỗi tháng 1 lần trong 3 tháng đầu sau mổ;
+Sau đó 3 tháng khám lại 1 lần trong năm đầu tiên (không tính 3 tháng đầu);
+Tiếp theo là 6 tháng khám 1 lần trong 2 năm;
+Cuối cùng là mỗi năm khám lại 1 lần cho đến khi đủ 5 năm sau sau điều trị.

5-Kết quả điều trị ung thư thanh quản ở Việt Nam:

Đối với ung thư dây thanh, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể chữa khỏi hoàn toàn, đạt tỉ lệ 80%. Vì vậy, một số tác giả còn gọi ung thư dây thanh là loại "ung thư lành tính" nhằm mục đích nhấn mạnh kết quả điều trị mỹ mãn của loại ung thư này, mặt khác cũng để nhắc nhở những người thầy thuốc nói chung, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng nói riêng cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, khám và theo dõi tỉ mỉ những trường hợp nghi ngờ. Nếu bỏ sót, để lọt lưới một ung thư thanh quản, đặc biệt ung thư dây thanh thì phải xem như một sai sót điều trị vì triệu chứng lâm sàng của loại ung thư này xuất hiện khá sớm, việc khám phát hiện cũng dễ dàng, thuận lợi, không đòi hỏi nhiều trang thiết bị kĩ thuật phức tạp, đắt tiền.
Đối với các thể ung thư thanh quản khác còn khu trú trong lòng thanh quản chưa lan ra vùng hạ họng thì kết quả điều trị ngày càng cải thiện. Tỉ lệ sống còn sau 5 năm đạt trên 45%.

VIII. Phòng bệnh: 

+Nhiều báo cáo ở các hội nghi quốc tế đều cho rằng hút thuốc lá là một trong các yếu tố có liên quan đến ung thư phổi lẫn ung thư thanh quản. Các nghiên cứu cho thấy số người hút thuốc lá bị ung thư thanh quản chiếm 12%, so với người không hút thuốc lá thì chỉ là 2%. Do đó, cần phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và thông qua các biện pháp của nhà nước để ngăn cấm tình trạng hút, nghiện thuốc lá. Mặt khác, cần thông qua các cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến các kiến thức cơ bản về loại ung thư này để người bệnh đến khám và khi phát hiện được càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.


H10-Thuốc lá, kẻ thù số 1 của sức khỏe

+Bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản cần được điều trị dứt điểm, tránh gây viêm nhiễm bất thường ở vùng mũi, hầu họng, thanh quản. Khi có biểu hiện ợ chua, cần điều chỉnh thói quen ăn uống: không ăn quá no, ăn xong không được nằm ngay, kê đầu giường cao 15 cm, tránh tăng cân, kiêng hoàn toàn các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước giải khát có gaz.


+Cần đeo khẩu trang chuyên dụng, đặc biệt đối với những người làm việc trong các môi trường độc hại chứa nhiều bụi, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, asbestos, nickel và các kim loại nặng khác

+Điều trị dứt điểm các tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp, cầu tai mũi họng. Chăm sóc răng miệng thật tốt.

+Cần đi khám phát hiện sớm khi có dấu hiệu gợi ý: khàn tiếng kéo dài.
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh là khàn tiếng tăng dần, dùng các thuốc điều trị viêm thanh quản không đỡ. Khi khối u to, dây thanh bị cố định, tiếng nói trở nên khàn đặc, câu nói ngắn, mất hết âm sắc, nghe khó hiểu.
Bệnh nhân bắt đầu khó thở, lúc đầu biểu hiện này chỉ xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức (lên cầu thang, khiêng vật nặng), về sau khó thở tăng dần và liên tục, có khi xảy ra cơn co thắt thanh quản làm nghẹt thở, đe dọa tính mạng.

Nếu khàn tiếng kéo dài quá hai tuần, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên, có uống rượu và hút thuốc lá, đã dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm không khỏi thì nên nhanh chóng đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay.

+Những bệnh nhân có tiền sử u nhú thanh quản, bạch sản thanh quản cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ chuyển thành ung thư thanh quản.

+Cần chú ý đến tâm lý người bệnh sợ ung thư nên có khi lẩn tránh không đi khám sớm hoặc từ chối các phương pháp điều trị.

+Đối với thầy thuốc chuyên khoa, phải tránh chẩn đoán nhầm hay bỏ sót ung thư thanh quản.


Cháu muốn bổ sung thêm là trước khi thực hiện cắt thanh quản toàn phần nếu bệnh nhân có nhiều hạch ở cổ thì chúng ta nên cho bệnh nhân làm siêu âm mạch máu ở vùng cổ,để có thể đánh giá và tiên lượng mạch máu nuôi vạt da sau khi cắt thanh quản. Vì một số trường hợp hạch có thể chèn ép vào bó cảnh làm nhỏ hay tiêu đi luôn tĩnh mạch cảnh trong, một số trường hợp dính quá chặt vào tĩnh mạch cảnh trong, làm các tĩnh mạch hổi lưu sau mổ không tốt dẫn đến vạt da có thể chết sau mổ!
Sau khi cắt thanh quản toàn phần thì vấn đề hậu phẫu cũng rất quan trọng,trong khoảng 3 ngày đầu phải băng ép (không nên quá chặt nếu không mặt bệnh nhân sẽ sưng to do tĩnh mạch hồi lưu kém),theo dõi tình trạng vạt da hồng hào hay tím, tình trạng dịch dẫn lưu,lỗ mở khí quản vĩnh viễn ra da, có nhiễm trùng vết mổ không, đồng thời phải nuôi ăn hoàn toàn qua tube Levin khoảng 10 ngày, bổ sung dịch truyền...
__________________





Nói giọng thực quản - Cơ hội cho người bệnh ung thư thanh quản


EmailInPDF.

Thanh quản là bộ phận chính của cơ quan phát âm, khi bị ung thư và đòi hỏi phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản để cứu sống bệnh nhân đồng nghĩa với việc người bệnh mất đi tiếng nói mà tạo hóa ban tặng. Nhu cầu bức thiết ngay sau đó là làm sao trả lại tiếng nói cho người bệnh để họ có một cuộc sống mới không tàn phế.
Lời nói và các bộ phận cấu thành lời nói
Lời nói được hình thành bởi sự tham gia của rất nhiều bộ phận trong cơ thể. Từ vỏ não, lời nói nội tâm được chuyển xuống bộ phận phát âm gồm phổi, thanh quản, họng, mũi xoang, lưỡi, môi và răng. Cơ quan phát âm hình thành lời nói qua 3 giai đoạn: Tạo âm thanh (do sự rung của dây thanh - một bộ phận của thanh quản), cộng hưởng (họng, mũi, xoang) và phân tích âm tiết (lưỡi, môi, răng, mũi) - tạo ra các phụ âm, nguyên âm rồi tạo thành từ, câu.
Cơ sở của giọng nói thực quản
Bệnh nhân bị mất cơ quan phát ra tiếng thanh nhưng vẫn còn lại hai trong ba bộ phận phát âm. Mục đích của việc tái tạo phát âm sau cắt thanh quản toàn phần là tìm ra những nguồn phát ra tiếng thanh nhân tạo thay thế và vẫn sử dụng những bộ phận còn lại của bộ máy phát âm.Những năm ngay sau khi thực hiện thành công phẫu thuật thanh quản, các nhà phẫu thuật thanh quản thông báo một điều ngạc nhiên là một số bệnh nhân sau khi cắt thanh quản toàn phần vẫn có khả năng nói được. Phải đến một vài năm, điều bí ẩn này mới được Seaman giải đáp: ở các bệnh nhân này phần thực quản cổ có thể hoạt động như một thanh quản mới. Nếu khi ta ợ hơi, không khí còn lại phần trên dạ dày và thực quản bật ra sẽ nghe thấy một tiếng “kêu” bất thường. Bệnh nhân sau khi cắt thanh quản toàn phần sẽ lấy nguồn hơi từ phần dạ dày và thực quản như là nơi dự trữ không khí thay thế vai trò của phổi trong quá trình tạo thanh. Từ cơ sở đó, giọng thực quản (Esophagus voice) đã ra đời.
 Khi bệnh nhân bị mất đi thanh quản thì sẽ mất cơ quan tạo âm nhưng phần cộng hưởng và cấu âm vẫn còn. Dựa trên nguyên tắc đó, trường hợp bệnh nhân ung thư thanh quản bị cắt thanh quản toàn phần, chỉ mất đi cơ quan tạo âm, nếu tạo được phần này thì bệnh nhân có thể sẽ phát âm trở lại được
Sự chuyển động của cột khí trong thực quản làm rung cơ thắt họng thực quản (hoạt động như thanh quản giả). Sau đó âm thanh phát ra được biến đổi do hệ thống cấu âm và cộng hưởng trên thanh môn như bình thường. Chất lượng giọng của người nói giọng thực quản yếu hơn bình thường vì mỗi lần lấy hơi chỉ được khoảng 15ml, ít hơn người bình thường gần 100 lần, nên chỉ nói được rất ngắn.Nếp niêm mạc của màng thực quản hoạt động như một dây thanh giả sau khi thanh quản bị cắt bỏ toàn bộ. Lúc này luồng hơi đóng vai trò chủ đạo. Việc tạo ra nguyên âm và phụ âm là do quá trình luyện tập của người tập phát âm để phối hợp nhuần nhuyễn sự dừng lại đột ngột hoặc điều chỉnh tốc độ luồng không khí đi từ thực quản lên tạo rung nếp niêm mạc ở miệng thực quản mà thành chứ không do sự điều khiển của các cơ đóng mở thanh quản như trước.Vậy điều cốt yếu là phải làm sao dự trữ được nhiều hơi trong dạ dày và thực quản, kết hợp với điều khiển luồng hơi khi đi qua nếp niêm mạc của họng thực quản thành thói quen sau khi được luyện tập.Phương pháp này rất hiệu quả, không yêu cầu phẫu thuật hoặc cần vật liệu nhân tạo và không gây biến chứng nguy hiểm. Khi nói chuyện rất tự nhiên do không cần phải bịt lỗ thở đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi người nên được 92% bệnh nhân sau cắt thanh quản toàn phần lựa chọn.
Phương pháp để tạo ra giọng thực quản
1. Luyện tập thể dục là bài tập đầu tiên giúp cho các cơ thành bụng, cơ hoành thật khỏe bằng phương pháp thở bụng.
2. Tạo ra luồng hơi:
- Há miệng lấy không khí vào mồm.
- Ngậm miệng để giữ không khí .
- Nuốt không khí trong miệng vào thực quản và dạ dày.
- Đẩy khối không khí vừa nuốt vào ra ngoài để tạo tiếng “ợ”.
Đây là nguồn thanh cơ bản của những người nói giọng thực quản.Việc phối hợp giữa các thầy thuốc lâm sàng và các nhà ngôn ngữ học đã tìm hiểu được đặc điểm giọng thực quản thể hiện tốt được nguyên âm A, U, các phụ âm tắc, phụ âm xát và phụ âm rung. Những nguyên âm và phụ âm này cấu tạo nên trên 70% các âm tiết trong tiếng Việt vì thế những người nói giọng thực quản có được thuận lợi ngay từ giai đoạn đầu.Tiếng rè của dịch dạ dày lẫn trong không khí làm tiếng bệnh nhân nói giọng thực quản phát âm ra có độ ồn khá lớn. Do đó để giảm thiểu tiếng rè này, các bác sĩ tai mũi họng phải kết hợp với một số thuốc giảm xuất tiết và tập thở bụng làm sao cho lượng không khí vào có thể tích lớn nhất và dồn ngay luồng hơi ra khi chưa vào đến dạ dày.
Theo Sức khỏe và Đời số

Luyện nói sau cắt bỏ thanh quản

Sau phẫu thuật cắt thanh quản (do ung thư), nhiều bệnh nhân không nói được hoặc nói rất nhỏ. Để lấy lại tiếng nói, có thể sử dụng các trang bị trợ âm; nhưng hiệu quả nhất vẫn là huấn luyện giọng nói thực quản.
Bệnh nhân ung thư họng – thanh quản ở Việt Nam phần lớn đi khám vào giai đoạn muộn nên thường phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản và một phần của hạ họng. Phần khí quản phía dưới được khâu vắt ra trước cổ, tạo thành một đường thở mới, hoàn toàn biệt lập với đường hô hấp trên (họng – mũi xoang). Điều này tạo ra những biến đổi quan trọng cho bộ máy phát âm, như:
- Bộ phận phát hơi bị loại trừ ra ngoài do hơi thở thoát ra ở cổ.
- Bộ phận rung thanh, cụ thể là 2 dây thanh nằm trong thanh quản, không còn nữa.
- Bộ phận cấu âm (lưỡi, môi, màn hầu…) còn nguyên vẹn. Nhưng do không còn có sóng âm từ dưới thanh quản dẫn truyền lên nên người bệnh chỉ có thể nói thì thào với mức âm lượng quá nhỏ, không thể nghe được.
Để trả lại tiếng nói cho người bệnh sau cắt bỏ thanh quản, có thể dùng các thiết bị trợ âm, gồm 2 loại:
- Loại chạy bằng năng lượng điện – cơ (dùng pin hay ắc-quy có thể xạc lại được) cung cấp năng lượng điện nhằm khuếch đại tiếng nói thì thào của người bệnh. Điển hình và thông dụng nhất cho loại này là máy Servox cầm tay (của Đức).
- Loại sử dụng các van bằng silicon hay teflon để tận dụng lại luồng không khí thở ra ở cổ, dùng năng lượng khuếch đại tiếng nói thì thào, thao tác khá phức tạp. Ví dụ: Voice Master, Provox…
Việc huấn luyện nói bằng các thiết bị trợ âm chỉ đòi hỏi một thời gian ngắn nhưng chất lượng giọng nói thường kém. Chẳng hạn, đối với máy Servox, dù người bệnh đã sử dụng rất thuần thục cách biến đổi tần số và âm lượng thì vẫn chỉ tạo ra một giọng nói đơn điệu với âm sắc “kim loại”, gần như âm thanh của robot. Mặt khác, các thiết bị này lại rất đắt tiền.
Vì vậy, bệnh nhân đã cắt thanh quản nên huấn luyện giọng nói thực quản. Cách này dựa trên nguyên lý: đưa một lượng không khí thích hợp vào trong thực quản rồi điều tiết lượng hơi đó để nói (theo kiểu ợ hơi ra). Người bệnh cần được huấn luyện kỹ thuật “nén hơi”: đưa từng hớp không khí (khoảng 75 ml/lần) vào trong thực quản, rồi nhờ áp lực tăng dần của lồng ngực mà đẩy hơi trở lại qua miệng, thực quản để tạo ra cộng hưởng, làm khuếch đại tiếng nói thì thào, có thể nghe được. Có nhiều kỹ năng để “nén hơi” vào thực quản (chủ yếu dùng môi và lưỡi làm van).
Với kỹ thuật “bơm hơi”, người bệnh dùng lưỡi để đẩy không khí từ khoang miệng vào khoang họng, rồi dùng lưng lưỡi (tức đáy lưỡi) tiếp tục đẩy không khí xuống thực quản. Sự hiệp đồng tốt của 2 bước này có tầm quan trọng lớn để chuyển được không khí vào thực quản.
Việc luyện nói bằng giọng thực quản thường đòi hỏi nhiều thời gian và ý chí vượt khó của người tập. Nếu đạt kết quả, giọng nói bệnh nhân sẽ có âm sắc tự nhiên hơn nhiều so với trường hợp sử dụng các trang bị trợ âm.





DÒ SAU CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN :

Dò họng sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần là một biến chứng không mong muốn của cả thầy thuốc và bệnh nhân xảy ra với tỷ lệ khoảng từ 6 - 70%(3,5,6). Tại bệnh viện Chợ Rẫy tỷ lệ dò họng hậu phẫu 18% là chấp nhận được. Đa số vị trí dò nằm ngay trên lỗ mở khí quản, các vị trí dò khác có thể ở cao hơn ở cổ nơi tiếp giáp giữa niêm mạc họng và đáy lưỡi, khi nước bọt dò sẽ gây ra nhiễm trùng mô xung quanh kèm hoại tử và mất chất.
Theo một số tác giả dò họng xuất hiện khoảng ngày thứ 10 sau mổ, triệu chứng sốt (trên 38 độ) được coi như báo hiệu khả năng dò trong khoảng 48 giờ sau(4,5,7). Chúng tôi ghi nhận dò họng xuất hiện từ ngày thứ 6 đến ngày 14 và tập trung cao nhất trong khoảng ngày 7-9 sau mổ với các triệu chứng trước đó da vùng cổ sậm màu, sung nề cứng, có dấu tụ dịch hay khí dưới da và cuối cùng là dò chảy dịch và mủ chính vì vậy theo chúng tôi việc khâu đóng họng không tốt, không kín là nguyên nhân chính của dò họng chứ không phải miệng nối bị bung rồi gây nên dò thứ phát. Như vậy, nếu như rạch dẫn lưu sớm sẽ có tác dụng giảm thương tổn da và mô xung quanh hơn và vết thương sẽ mau lành hơn để tự dò ra da, trong những năm gần đây chúng tôi thực hiện chủ trương:


Sốt                                                                                                 Kháng sinh
Đau                                               è Rạch dẫn lưu sớm è                   Hút liên tục
Dấu hiệu tràn khí,                                                                                   Dinh dưỡng
dịch dưới da                                                                                             Băng ép


Trong đó ngoài yếu tố kháng sinh thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rất quan trọng cụ thể cho bệnh nhân ăn qua ống mũi dạ dày (sữa như Ensure, Prosure…) kết hợp nuôi truyền tĩnh mạch cho thấy vết thương mau lành hơn(2,3).
Khi đã bị dò họng có 2 cách để giải quyết: Sử dụng các vạt da – cơ như biện pháp đầu tay để che phủ các khuyết hổng (vạt cân cơ ngực lớn, vạt cơ lưng rộng …) hoặc chờ đường dò tự lành(5,6). Chúng tôi gặp đa số các dò kích thước nhỏ 1-2 cm và đều tự lành sau thời gian trung bình là 25 ngày và không có trường hợp nào bị hẹp họng thực quản, một số trường hợp khi đường dò đã bít gần kín chúng tôi khâu lại lớp niêm mạc sau, theo dõi thấy vết thương lành luôn, không cần vạt da cơ để đóng kín họng lại.
Ong dẫn lưu thường lưu 4 ngày, trên những bệnh nhân có nguy cơ dò hay đã bị dò theo chúng tôi nên rút sớm hơn vì khả năng kích thích làm tình trạng dò nặng hơn, cần thiết nhắc người bệnh nhân phải thường xuyên nhả nước bọt ra ngoài tránh ứ đọng ở vùng hạ họng và không nên cho bệnh nhân được ăn sớm bằng đường miệng vì dễ gây nên dò hạ họng.
Bệnh nhân xạ trị trước khi cắt thanh quản toàn phần là 13 ca (bằng máy gia tốc) nhưng không có trường hợp nào bị dò hậu phẫu, các tác giả khác luôn ghi nhận xạ trị trước phẫu thuật là một nguyên nhân quan trọng gây nên dò họng sau mổ(3,4,7). Có thể số lượng của chúng tôi chưa nhiều cần tiếp tục theo dõi thêm nhưng việc phẫu thuật cắt thanh quản trên những bệnh nhân đã xạ trị là hoàn toàn có thể. Những điểm quan trọng khi chúng tôi phẫu thuật những bệnh nhân này là: Cầm máu kỹ, hạn chế đốt điện, khâu đóng họng cẩn thận, băng ép đơn giản nhưng phải hiệu quả(3).
Trên những bệnh nhân có các bệnh mãn tính cần hết sức chú ý và khám lâm sàng cẩn thận trước khi mổ cũng như làm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp x quang phổi, làm điện tim, siêu âm tim, đo hàm lượng Protein trong máu (>3,5g/l)(1,2) v.v.
Yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên do thường xuyên thực hiện phẫu thuật cắt thanh quản nên các kíp phẫu thuật đều có những phẫu thuật viên kinh nghiệm có thể xử trí tốt các tình huống lâm sàng. Nhiều tác giả đã đặt vấn đề yếu tố chỉ khâu(6,7) nhưng từ khoảng năm 2000 chúng tôi đã không còn dùng chromic nữa mà dùng Vycryl hay PDS cho thấy rất tốt vì ít gây sang thương cho niêm mạc họng.

KẾT LUẬN

Báo cáo trên đây cho thấy dò họng sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần là một biến chứng thường gặp trong thời gian hậu phẫu và nguyên nhân cũng rất phức tạp còn cần tiếp tục nghiên cứu.
Một số yếu tố như bệnh lý toàn thân, mở khí quản trước mổ cắt thanh quản, nạo vét hạch cổ hay cắt bỏ khối u rộng, ung thư thanh quản giai đoạn nặng, yếu tố dinh dưỡng .v.v. đóng vai trò lớn đến hậu quả dò họng sau khi mổ cắt thanh quản. Yếu tố xạ trị trước phẫu thuật do số lượng thực hiện của chúng tôi còn ít nên chưa thể có kết luận chính xác.
Với một tỷ lệ dò họng sau phẫu thuật là 18% và tất cả đều tự lành không cần phải sử dụng các vạt da đóng họng thì hai chúng tôi cho rằng đây là một tỷ lệ chấp nhận được, làm sạch vết thương, băng ép, kháng sinh, rạch dẫn lưu khi cần thiết và chế độ dinh dưỡng cao thích hợp giúp cho hầu hết các vết thương dò họng đều tự lành trong khoảng thời gian 1 tháng và bệnh nhân có thể sớm tham gia các điều trị hỗ trợ khác như hóa trị hay xạ trị theo chỉ định của chuyên môn.

http://giangduongykhoa.wordpress.com/category/tai-mui-h%E1%BB%8Dng-bai-gi%E1%BA%A3ng/

k thanh quản. Điều trị k giáp biệt hóa, di căn
http://chothuoctay.vn/npromo443940/cate1377/-I-U-TR-UNG-TH-THANH-QU-N.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét