Nội dung thư
Thận trọng khi uống viên sủi | ||
Thuốc dạng viên sủi có nhiều tiện dụng nhưng cũng có một số lưu ý phải thận trọng. Đã từng có cụ già bị cảm dùng thuốc trị cảm paracetamol dạng viên sủi và thuốc bổ sung vitamin C cũng dạng viên sủi, sau đó huyết áp tăng vọt, phải nhập viện cấp cứu. | ||
Viên nén sủi bọt (gọi tắt viên sủi) là thuốc viên đặc biệt, bởi khác với viên nén thông thường, ta không thể bỏ viên sủi vào miệng và chiêu nước uống, mà phải hoà tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi sủi hết bọt mới sử dụng. Thuốc thường dùng dạng viên sủi hiện nay là thuốc trị cảm cúm và thuốc bổ (bổ sung vitamin và chất khoáng). Vài lợi thế của viên sủi Thích hợp cho người bệnh khó nuốt: nhất là trẻ em và người cao tuổi. Trẻ em khoảng từ 2 – 3 tuổi rất khó uống thuốc loại viên nhưng nếu có viên sủi tạo dung dịch có mùi vị thơm ngon sẽ hấp dẫn trẻ hơn. Còn người cao tuổi, do khó khăn trong việc nuốt, sẽ dễ uống với dung dịch tạo từ viên sủi. Nhanh hấp thu vào máu: do viên sủi đã hoà tan sẵn, uống với lượng nước nhiều, nên đến dạ dày nhanh. Đặc biệt hấp thu nhanh vào máu, cho tác dụng. Cũng vì vậy mà viên sủi được xem là tăng “sinh khả dụng” (tức làm tăng nhanh độ hấp thu, kể cả tác dụng) của thuốc. Người ta đã làm thí nghiệm và thấy viên sủi cimetidin trị đau dạ dày khi uống có tác dụng trung hoà axít dịch vị gấp mười lần so với viên cimetidin thông thường. Giảm kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày từ một số dược chất, như aspirin, do dược chất pha loãng với nhiều nước trước khi uống (viên nén aspirin thông thường uống sẽ rã và tập trung tại một chỗ, gây hại dạ dày). Không tốt với người cao huyết áp, suy thận… Bên cạnh một số lợi thế như nói trên, dạng thuốc sủi bọt cũng có thể gây một số bất lợi, thậm chí tác hại cho người bệnh nếu dùng không đúng cách. Dễ thấy nhất là viên sủi có thể gây hại cho người bệnh tăng huyết áp và đang dùng thuốc kiểm soát tăng huyết áp.
Để bào chế viên sủi, trong thành phần của thuốc luôn có tá dược rã sinh khí, gồm lượng khá lớn muối kiềm (natri carbonat hoặc natri bicarbonat) và axít hữu cơ (như axít citric). Khi bỏ viên sủi vào trong nước, phản ứng hoá học sẽ xảy ra: muối kiềm tác dụng với axít hữu cơ, phóng thích khí CO2, gây sủi bọt. Như vậy, trong viên sủi luôn chứa muối kiềm, tức chứa natri, sẽ gây tăng huyết áp ở người có sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối (kiêng muối thực chất là kiêng natri). Người ta quy định thuốc viên sủi phải ghi rõ trên bao bì lượng natri chứa trong mỗi viên là bao nhiêu (thông thường mỗi viên chứa từ 274 đến 460mg natri). Người cao tuổi do khó nuốt thường chọn dùng thuốc viên sủi, nhưng nếu bị tăng huyết áp, xin tuyệt đối không dùng thuốc dạng này. Ngoài ra, người bị suy thận cũng không nên dùng dạng thuốc viên sủi. Không sử dụng viên sủi để giải khát Một tác hại nữa dễ gặp của dạng thuốc viên sủi là do khi hoà tan trong nước, thuốc tạo thành dung dịch có mùi vị thơm ngon nên hấp dẫn nhiều người dùng như nước giải khát và dùng nhiều một cách quá đáng. Dược phẩm thường dùng dạng viên sủi là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, gọi chung là thuốc bổ. Đặc biệt, viên sủi bán trên thị trường thường chứa vitamin C liều cao (mỗi viên chứa 1.000mg vitamin C). Loại này rất được ưa chuộng và nhiều người đã dùng hàng ngày như nước giải khát, bất kể liều lượng. Điều này rất không nên bởi uống nhiều vitamin C có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hoá và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat). Mỗi ngày chỉ cần bổ sung vitamin C từ 60 – 100mg là đủ. Với viên sủi vitamin C 1000mg, liều dùng an toàn chỉ nên một viên/ngày. PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức Giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM |
Nội dung thư
5 loại thuốc không nên sử dụng cùng vitamin E | ||
Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, cải thiện khả năng miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cholesterol trong máu cao, xơ cứng động mạch, hội chứng tiền mãn kinh…. Tuy nhiên, hiệu quả của vitamin E cũng sẽ bị giảm nếu dùng với 1 trong 5 loại thuốc sau: | ||
1. Aspirin Vitamin E và aspirin đều có thể làm giảm độ nồng độ máu, khi cùng sử dụng cần có sự đồng ý và điều chỉnh của bác sũ theo tình hình cụ thể của người bệnh. 2. Vitamin K Vitamin E có tác dụng đối kháng với vitamin K, có thể ức chế sự kết tụ tiểu cầu, giảm đông máu. Vì vậy không nên đồng thời sử dụng hai loại vitamin cùng lúc. 3. Digitalis (mao địa hoàng) Vitamin E có thể tăng cường tác dụng của digitalis với tim. Người đang điều trị khi sử dụng digitalis nên hết sức thận trọng nếu cần dùng vitamin E để tránh gây tình trạng ngộ độc digitalis. 4. Neomycin Neomycin có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất béo đồng thời ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin E, khi cùng sử dụng sẽ làm giảm vai trò của cả hai loại thuốc. 5. Estrogen Sử dụng vitamin E liều cao hơn 400mg trong thời gian dài, đặc biệt khi kết hợp cùng estrogen có thể gây ra huyết khối, cần hết sức thận trọng. |
Nội dung thư
Glucosamine, thuốc mới điều trị bệnh viêm khớpTác giả : BS. HUỲNH BÁ LĨNH (BV. Chấn thương Chỉnh hình TPHCM) GLUCOSAMINE LÀ GÌ?Glucosamine là một amino-mono-saccharide có trong mọi mô của cơ thể con người. Glucosamine được cơ thể dùng để sản xuất ra các proteoglycan. Những phân tử proteoglycan này hợp với nhau thành mô sụn. Nguồn cung cấp để tổng hợp Glucosamine lấy từ glucose trong cơ thể. Glucose è Glucosamin è proteoglycan è sụn khớp. Trong các khớp bị viêm, lớp mô sợi của bao khớp và màng hoạt dịch làm giảm sự khuếch tán glucose vào mô sụn. Hơn nữa hiện tượng viêm trong khớp đã tiêu thụ lượng glucose có giới hạn của cơ thể. Chính vì thế có sự thiếu hụt Glucosamine. Lúc này, Glucosamine sulfate ngoại sinh là nguồn cung cấp tốt nhất cho sự sinh tổng hợp các proteoglycan. Người ta thấy Glucosamine sulfate có ái lực đặc biệt với các mô sụn. Nó còn giúp ức chế các men sinh học như stromelysin và collagenase gây phá hủy sụn khớp. Trong thực nghiệm trên thỏ con, người ta thấy Glucosamine sulfate chỉ làm tăng thành phần các proteoglycan trong các vị trí mô sụn hư cần phải sửa chữa mà không có tác dụng tương tự trên phần sụn khớp bình thường. Tìm Hiểu Glucosamin và Các Hợp Chất Kết Hợp với Chondroitin hay MSM http://www.yduocngaynay.com/6-6LeVNhan_Glucosamin_Chondroitin.htmdược sĩ Lê-văn-Nhân Glucosamin là đường có gắn thêm đuôi amine (-NH2), và là tiền chất của tổng hợp sinh học các protein và lipid gắn thêm phân tử đường gọi là “glycosylated”. Glucosamin được dùng để trị bệnh suy thoái khớp xương, nhưng nghiên cứu lâm sàng cho những kết quả đối chọi nhau về hiệu nghiệm của chất này. Liều tiêu chuẩn của muối glucosamin là 1500 mg mỗi ngày. Glucosamin với nhóm amino điện tích dương ở pH sinh lý. Anion trong muối có thể biến đổi ở dạng chlorhydrat (HCl) hay sulfate. Lượng glucosamin trong 1500 mg muối glucosamin tùy thuộc anion và những muối khác được nhà sản xuất tính toán. Glucosamin thường bán ở dạng kết hợp với chondroitin sulfate hay methylsulfonylmethane viết tắt là MSM. Biệt dược Triplex có cả glucosamine-chondroitin và MSM. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy glucosamin có vẻ an toàn. Vì glucosamin thường trích từ vỏ tôm cua, nên những ai dị ứng với tôm cua sò hến không nên dùng. Tuy nhiên, có người lý luận là glucosamin lấy từ vỏ trong khi chất dị ứng trong thịt của tôm cua, nên có thể dùng glucosamin vẫn an toàn dầu dị ứng với tôm cua. Một điều quan tâm khác là dùng nhiều glucosamin có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường do can thiệp vào sự điều hòa bình thường tổng hợp sinh học hexosamine, nhưng nhiều nhà nghiên cứu không tìm thấy chứng cứ điều này xảy ra. Viện y tế quốc gia Hoa-kỳ đang thực hiện nghiện cứu dùng glucosamin cho người béo mập, vì nhóm người này có thể rất nhạy cảm với bất cứ tác dụng nào của glucosamin về đề kháng insulin. Glucosamin không nên dùng nếu bệnh nhân bị cảm hay nhiễm trùng tai hay họng. Nghiên cứu lâm sàng: 1/ Rottapharm, có môn bài sản xuất tại Âu châu, bảo trợ 2 nghiên cứu lớn về glucosamin sulfate (ít nhất 100 người cho mỗi nhóm), kéo dài 3 năm, kiểm chứng với giả dược. Hai nghiên cứu này chứng minh có lợi rõ ràng khi điều trị bằng glucosamin. Không những cải thiện triệu chứng mà còn cải thiện chỗ khớp bị thu hẹp trên hình X quang. Điều này chứng tỏ glucosamin ngoài việc giảm đau, còn có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn là tiến trình chính trong bệnh thoái hóa khớp. 2/ Viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa-kỳ tài trợ nghiên cứu lớn, nhiều trung tâm về đau khớp gối, so sánh các nhóm dùng chondroitin sulfate, glucosamin và kết hợp glucosamin-chondroitin, so với nhóm dùng giả dược. Kết quả thử nghiệm 6 tháng thấy bệnh nhân dùng glucosamin HCl, chondroitin sulfat, hay kết hợp 2 chất trên không có cải thiện đáng kể về triệu chứng so với giả dược. 3/ Đầu năm 2007, báo y khoa The New England Journal of Medicine công bố kết quả glucosamin HCl không giúp gì hay rất ít cho cho bệnh viêm khớp gối. 4/ Cuối tháng 6 năm 2007, tập san Arthritis & Rheumatism, đăng nghiên cứu trung tâm y khoa Boston, duyệt lại 15 nghiên cứu về glucosamin. Những nghiên cứu này mù đôi, kiểm chứng với giả dược, ngẫu nhiên, dùng glucosamin hơn 4 tuần để trị đau nhức do thoái hóa khớp. Bác sĩ Steven Vlad,” fellow” bộ môn viêm khớp do thấp trung tâm y khoa Boston cho biết các nghiên cứu cho kết quả chênh lệch nhau rất nhiều, mức biến đổi gấp 4 lần so với nghiên cứu bình thường. Một số người cho biết những yếu tố chính làm thay đổi kết quả là - do nhà sản xuất bảo trợ nên kết quả có thể không trung thực - do thiếu những nghiên cứu độc lập - thời gian nghiên cứu khác nhau quá xa Bác sĩ McHugh bảo theo nhận xét của ông, thông tin do The New England Journal of Medicine cho kết quả đáng tin cậy nhất về mức công hiệu của glucosamin, rất tiếc là kết quả cho thấy mức hiệu quả rất giới hạn. Nhưng trong một nghiên cứu thăm dò ở Mỹ, với 6000 người viêm khớp do thấp bảo họ do dự đổi qua một thuốc khác khi bệnh tình của họ không xấu đi. Theo ngân hàng dữ liệu quốc gia về bệnh viêm khớp do thấp ở Wichita, Kansas, ¾ người trả lời hài lòng với thuốc đang dùng, và gần 2/3 (64%) bảo họ không muốn thử thuốc mới trừ khi triệu chứng xấu đi. Như vậy glucosamin vẫn được người tiêu dùng tin cậy. Chondroitin sulfate, thành phần căn bản của sụn, là một polysaccharid trọng lượng phân từ 10 đến 50 ngàn, gồm những đơn vị N-acetylglucosamin sulfate và acid glucuronic. Chất này được sản xuất bằng cách chiết từ khí quản bò. Thuốc đã bán ở Pháp trong nhiều năm trước khi bán như thuốc bổ sung tại Mỹ để giúp người viêm khớp. Thuốc có tác dụng chậm và khiêm nhường nhưng thật sự trong bệnh thoái hóa khớp gối. Cơ chế tác dụng phức tạp. MSM hay Dimethylsulfone, là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ thuộc nhóm hóa chất sulfone. Chất này có tự nhiên trong một số thảo mộc và ở lượng nhỏ trong nhiều thức ăn và uống. MSM với công thức DMSO2, cho thấy liên hệ đến dimethyl sulfoxide (DMSO), chỉ khác nhau ở tình trạng oxyt hóa của nguyên tử lưu hùynh. MSM là chất chuyển hóa chính của DMSO ở người, và vẫn giữ một số tính chất của DMSO. Tác dụng sinh học của MSM không được rõ. Bất cứ tác dụng nào của DMSO có thể qua trung gian MSM. Bác sĩ Stanley W. Jacob tại đại học y khoa Oregon bảo đã dùng MSM để điều trị hơn 18 ngàn bệnh nhân với nhiều bệnh khác nhau. Chứng cứ từ thí nghiệm lâm sàng của MSM ở bệnh thoái hóa khớp: một nghiên cứu mù đôi, kiểm chứng với giả dược, gợi ý liều MSM 1500 mg mỗi ngày, dùng riêng rẽ hay kết hợp với glucosamin sulfate, có thể giúp giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối (Usha và Nadu 2004). Sau đó, nhóm nghiên cứu này thử 25 bệnh nhân dùng mỗi ngày 6 gam MSM và 25 bệnh nhân dùng giả dược trong 12 tuần. 10 bệnh nhân không hoàn tất nghiên cứu, và phân tích có ý định diều trị (intend-to-treat) được thực hiện. Bệnh nhân dùng MSM giảm đau và cải thiện hoạt động đáng kể.Không có chứng cứ chất này chống viêm, và cũng không thấy thay đổi chất đánh dấu viêm như CRP và mức lắng hồng cầu. Liều LD50 (liều gây tử vong 50%) cao hơn 17.5 gam/Kg ở chuột cống, nên tương đối an toàn. ỨNG DỤNG TRÊN LÂM SÀNGTrong nhiều thập niên qua, việc điều trị viêm khớp chủ yếu là dùng các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp viêm cho người bệnh. Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và thường không cải thiện được tình trạng bệnh lý của sụn khớp bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu chỉ nhằm giảm bớt hiện tượng viêm, cắt cơn đau mà thôi. Ðến vài năm gần đây, người ta đã tìm ra một số loại thuốc tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả, trong đó có Glucosamine. Thực tế lâm sàng cho thấy nó mang lại nhiều ưu điểm trong điều trị hơn hẳn NSAID. Ưu điểm lớn nhất ghi nhận được đến nay là có rất ít tác dụng phụ khi sử dụng Glucosamine sulfate. Một vài trường hợp dị ứng không đáng kể đối với người có cơ địa quá mẫn cảm với thuốc. Trước đây Glucosamine được xếp vào nhóm thuốc bảo vệ sụn (gồm có Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate và Diacerin) hay thuốc tác dụng chậm với các bệnh viêm khớp. Hiện nay nó được cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMEA) chấp nhận xét vào danh mục thuốc giúp cải thiện cấu trúc trong bệnh viêm khớp. Các loại khác chưa được chấp nhận vì không đáp ứng được các yêu cầu thực nghiệm lâm sàng. Ðã có rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm so sánh với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), cho kết quả như sau: 1. Cải thiện triệu chứng viêm khớp như đau, tầm độ khớp tương đương với NSAID trong thời gian ngắn và càng vượt trội hẳn nếu uống thuốc thời gian càng dài. 2. Tính an toàn hơn hẳn với các loại NSAID luôn luôn có rất nhiều tác dụng phụ kèm theo. 3. Người ta dùng phối hợp Glucosamine và NSAID cho kết quả tốt hơn khi dùng đơn độc NSAID trong thời gian ngắn. Sau đó ngưng NSAID, tiếp tục sử dụng Glucosamine thì tình trạng cải thiện vẫn tiếp tục được duy trì theo kiểu tuyến tính. 4. Người ta thấy dùng NSAID, những ích lợi giảm triệu chứng cho bệnh nhân sẽ nhanh chóng mất đi ngay sau khi ngưng thuốc. Ngược lại, ngưng uống Glucosamine tác dụng vẫn tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng sau đó. 5. Với những bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị dùng Glucosamine càng dài thì lợi ích kinh tế càng lớn vì tính an toàn và hiệu quả của nó càng được phát huy. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNGLiều khuyến cáo là 1.500mg mỗi ngày, dùng liên tục hay có chu kỳ trong một năm. Tác dụng giảm đau thường có sau khoảng 10 ngày dùng thuốc. Vì thế người ta có khuynh hướng kết hợp với NSAID trong tuần lễ đầu tiên. Sau đó ngưng NSAID và tiếp tục sử dụng Glucosamine sulfate. Sự phối hợp với chondroitin sulfate chưa có thử nghiệm nào cho thấy cho kết quả tốt hơn sử dụng đơn độc Glucosamine. Hơn nữa người ta khó đảm bảo được chất lượng của chondroitin do quá trình sản xuất chưa được chuẩn hóa. Bệnh xương khớp đang là vấn đề lớn của thế giới vì nó có thể làm người bệnh tàn phế, suy giảm sức lao động của toàn xã hội. Vì thế 10 năm đầu của thế kỷ 21 đã được Tổ chức Y tế Thế giới chọn là thập niên xương khớp (Bone & Joint Decade). Việc tìm ra các loại thuốc mới nhằm giúp bệnh nhân khớp phục hồi lại được sức khỏe cộng đồng là những cống hiến quí báu cho nhân loại. Chúng ta hãy tiếp tục chờ đón những thành tựu mới nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng điều trị các bệnh khớp. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét